Việc theo dõi cử động của bé trong suốt giai đoạn thai kỳ là điều quan trọng để mẹ thấy bé yêu đang phát triển khoẻ mạnh và nhận biết sớm được các bất thường để có hướng can thiệp kịp thời. Vậy thai nhi đạp nhói bụng dưới là do đâu? Có nguy hiểm không?
Tìm hiểu hiện tượng thai nhi đạp ở bụng dưới
Khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ thai nhi đã bắt đầu có những chuyển động đầu tiên, thậm chí có nhiều bé còn biết nhào lộn trong bụng mẹ. Nhưng lúc này kích thước bé còn nhỏ nên mẹ vẫn chưa thể nào cảm nhận rõ được hành động này.
Đến khi bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ, tức là khoảng tam cá nguyệt thứ hai thì hoạt động đạp, đá của bé sẽ diễn ra nhiều hơn và liên tục ở trong tử cung. Lúc này bé yêu của mẹ đã lớn, chân và tay về cơ bản đã tương đối cứng lên lực đạp của bé sẽ trở nên mạnh hơn, rõ nét hơn khiến mẹ cảm nhận rõ ràng. Đặc biệt là vào buổi tuối khi nằm ngủ là mẹ sẽ cảm nhận thấy rõ các cú đạp của con yêu lên vùng bụng dưới của mình.
Thai nhi đạp nhiều bụng dưới là dấu hiệu bé đang phát triển tốt.
Sang tháng mang thai thứ 6 em bé của mẹ đã phát triển tốt về thính giác nên bé có thể phản ứng với âm thanh bên ngoài. Cũng vì thế mà bé có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài, nghe thấy tiếng nói của mẹ, chỉ cần bật nhạc hoặc đi ở nơi ồn ào bé cũng nghe thấy. Khi tiếp nhận âm thanh đó bé sẽ phản ứng bằng các cử động, vì thế mà mẹ bầu sẽ thấy thai nhi đạp nhói bụng dưới.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là lúc các hoạt động của bé diễn ra với tần suất lớn hơn, bé đạp nhiều hơn ở vùng bụng dưới. Theo thống kê, một em bé khỏe mạnh sẽ đạp tầm khoảng 15-20 lần/ngày lên khu vực bụng dưới của mẹ. Nếu như trẻ mà giảm cử động này dưới mức 10 lần/ngày thì mẹ cần phải thông báo ngay điều này cho bác sĩ.
Cũng có một số trường hợp thai nhi đạp ở bụng dưới ít hơn là do bé đang muốn nghỉ ngơi nên mẹ cũng không phải quá lo lắng. Khi bé mệt bé sẽ ngủ nên động tác ít đi, khi tỉnh dậy bé sẽ tiếp tục thực hiện các chuyển động nhào lộn, mút tay, vặn mình…
Đặc biệt sang tháng cuối cùng của thai kỳ là lúc em bé đã trưởng thành đầy đủ ở trong tử cung của mẹ. Kích thước của bé lớn và không còn chỗ nào trống cho bé quẫy đạp nên cử động đạp cũng ít hơn, một phần nữa là do bé đang xoay đầu.
Các trường hợp thai đạp bụng dưới an toàn
Một số trường hợp bé đạp bụng dưới của mẹ nhiều là do:
+ Do mẹ ăn no: nếu mẹ ăn no khiến dạ dày căng hơn sẽ gây áp lực với thai nhi khiến bé đạp nhiều hơn. Vì thế mẹ hãy chú ý ăn uống điều độ, vừa phải, chia nhỏ làm nhiều bữa.
+ Do môi trường ở bên ngoài quá ồn: khi bé nghe được âm thanh lớn bên ngoài bé sẽ có phản xạ với âm thanh bằng cách nhào lộn, đạp, đá.
Thai nhi thường cử động nhiều từ tuần thai thứ 30 trở đi.
+ Do mẹ nằm nghiêng sang bên trái khi ngủ sẽ bé sẽ đạp nhiều hơn. Tư thế này rất tốt cho mẹ bầu, giúp ngăn ngừa tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ và tránh được hiện tượng mẹ bầu bị phù tay và phù chân ở thai phụ.
>> Tìm hiểu thêm: Thai 38 tuần tuổi – Cả mẹ và bé có gì thay đổi?
Dấu hiệu thai nhi đạp ở bụng dưới bất thường
Nếu bé đạp quá nhiều gây đau ở bụng dưới có thể do thể trạng của người mẹ quá gầy nên mới cảm nhận rõ bé máy sớm. Nhất là từ tuần thứ 30-38 tuần là các cử động thai nhi sẽ đạt đến đỉnh cao, bé có thể đạp hơn 130 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên cũng có trường hợp thai nhi di chuyển và vận động quá nhiều trong ngày là do bé bị thiếu oxy do dây rốn quấn cổ hoặc do bé ngạt thở. Trường hợp này mẹ cần phải đến viện ngay đẻ kiểm tra vì đây là dấu hiệu bất thường, để bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp giải quyết để tốt nhất cho cả mẹ và con.
Bên cạnh đó nếu thai mà đạp nhiều kèm theo các triệu chứng như đau nhói bụng, ra máu ở âm đạo thì mẹ cũng cần phải đi khám sớm bởi có thể đó là dấu hiệu mẹ sắp sinh.
Lời khuyên cho mẹ bầu
Đi khám siêu âm thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường của thai nhi.
- Mẹ cần theo dõi kỹ cử động của thai nhi, nếu bé cử động ít hoặc quá nhiều thì mẹ cũng cần phải đến gặp bác sỹ để kiểm tra.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi, sắt, magie, protein để bé phát triển tốt.
- Ngoài ăn uống, các mẹ bầu nên bổ sung thêm sữa bầu để có đủ chất cho bé phát triển.
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma tuý hay các chất gây nghiện trong thời gian mang bầu.
- Đi khám ngay nếu có biểu hiện chảy máu âm đạo nhiều kèm theo gò tử cung.
Có thể bạn quan tâm: