https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển thế nào ở trong bụng mẹ?

Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển thế nào ở trong bụng mẹ?

Khi thai nhi 14 tuần tuổi tức là mẹ đã ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này hầu như toàn bộ các bộ phận trong cơ thể bé đã hình thành và đang hoạt động, thậm chí tim của bé cũng đập đủ mạnh để mẹ cảm nhận rõ ràng hơn. 

Sự phát triển và thay đổi của thai nhi 14 tuần tuổi

Ở tuần thai thứ 14 này kích thước lẫn cân nặng của con cũng tăng lên trông thấy, lúc này bé đã có kích thước như một quả chanh tây, bé nặng tầm 60-70g và dài tầm 8-10cm tính từ đầu tới mông, tuỳ vào từng bé. Cũng ở giai đoạn này bé yếu đã biết di chuyển nước ối thông qua mũi lẫn đường hô hấp trên, túi khí sơ khai ở trong phổi cũng bắt đầu phát triển.

  Thai nhi 14 tuần tuổi đã phát triển vị giác và biết nuốt nước ối.

Thai nhi 14 tuần tuổi đã phát triển vị giác và biết nuốt nước ối.

Đặc biệt thai nhi tuần 14 đã phát triển chiều dài của chân tốt hơn, tức là chân của bé phát triển dài hơn so với cánh tay. Thậm chí em bé đã có thể cử động được các khớp và cả chân tay. Hơn nừa dù mí mặt bé lúc này đang khép chặt nhưng bé vẫn cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài. Điển hình nếu mẹ dùng đèn pin để dọi vào bụng mình thì bé sẽ di chuyển để tránh tia sáng, đây là sự thay đổi vô cùng tuyệt vời phải không nào.

Không chỉ vậy thai nhi tuần thứ 14 cũng đang phát triển vị giác, vị giác cả trẻ đã hình thành dù không có gì để cho bé nếm lúc này. Bé cũng bắt đầu đã có biểu hiện phản xạ cho việc nuốt, thậm chí đã có thể nuốt được vài ngụm nước ối. Tuy nhiên mẹ đừng lo lắng bởi vì dung dịch này sẽ vào thai và sau đó sẽ được thải ra khi tiểu tiện.

Cũng trong giai đoạn thai nhi tuần thứ 14 tim của bé sẽ bắt đầu đập với số nhịp bằng nửa nhịp tim của mẹ, nhịp tim đủ mạnh để phát hiện qua siêu âm, mẹ nghe rõ được tiếng nhịp tim đập của bé thông qua các dụng cụ nghe tim thai.Bên cạnh đó phổi của bé cũng hoạt động trong nước ối của mẹ.

Các biểu hiện cơ mặt bé cũng được thể hiện rõ hơn như bé cau có, nhăm mặt, nheo mắt, giận giữ hoặc lo lắng… dù mí mắt vẫn khép chặt. Tuy nhiên các cơ kiểm soát mắt đã cử động được. Vì thế mẹ cần đảm bảo tâm trạng tốt để không ảnh hưởng tới con.

Thai nhi 14 tuần tuổi biết trai hay gái chưa?

Bộ phận sinh dục của con yêu ở tuần thứ 14 cũng dần dần hoàn thiện hơn. Vì vậy các mẹ cũng có thể biết được con là trai hay gái nếu siêu âm trong tuần này. Song hình ảnh cũng như vị trí của bé lúc này cũng chưa ổn định nên vẫn dễ dẫn tới chẩn đoán sai. Để chắc chắn hơn mẹ có thể đợi thêm vài tuần nữa nhé.

  Có thể chẩn đoán được giới tính của bé khi siêu âm thai 14 tuần.

Có thể chẩn đoán được giới tính của bé khi siêu âm thai 14 tuần.

Nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết thai nhi 14 tuần đã biết đạp chưa thì câu trả lời ở đây là rồi mẹ nhé! Ngay từ tuần 13 là con đã biết đạp, đá và xoay mình rồi mẹ nhé, tuy nhiên do kích thước chân tay con còn nhỏ xíu nên mẹ chưa thể cảm nhận rõ được thôi.

Một số hiện tượng mẹ sẽ gặp phải khi thai nhi 14 tuần tuổi

Không chỉ bé thay đổi phát triển mà cả mẹ cũng sẽ có sự thay đổi nhất định. Đa phần các mẹ ở giai đoạn này đều cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi triệu chứng ốm nghén đã đỡ hơn. Đặc biệt một số yếu tố gây nguy hiểm cho bé cũng đã giảm đi rất nhiều so với 3 tháng đầu nên mẹ bớt lo lắng hơn và năng lượng đang trở lại.

Tuy nhiên nhiều chị em sẽ phải đối mặt với hiện tượng đau dây chằng tử cung. Đây là cảm giác đau nhức hoặc đau nhót ở một hoặc hai bên của bụng. Nguyên nhân gây đau là do tử cung phát triển lớn hơn, kèm theo đó các dây chằng cũng kéo dài và mỏng ra, trọng lượng này sẽ gây áp lực lên dây chằng và dẫn tới các cơn đau.

  Thai 14 tuần có thể bị ảnh hưởng từ cảm xúc của mẹ.

Thai 14 tuần có thể bị ảnh hưởng từ cảm xúc của mẹ.

Thêm vào đó thì nguy cơ bị cảm cúm, cảm lạnh ở giai đoạn này cũng khá cao. Điều này là bởi hệ miễn dịch của mẹ sẽ bị giảm trong thai kỳ nhằm mục đích giữ thai nhi không bị đào thải. Chính vì thế để bảo vệ sức khỏe thì mẹ cần ngăn chặn các loại vi trùng tấn công.

Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi 14 tuần tuổi đó là hãy thường xuyên đọc truyện cho bé nghe hoặc cho bé nghe nhạc. Thêm vào đó mẹ có thể tập luyện sàn chậu nhằm muc đích giúp mẹ tránh tình trạng tiểu tiện mất kiểm soát khi cười hoặc ho.

Bên cạnh đó cũng chú ý bổ sung đầy đủ vi chất, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để bé yêu phát triển. Tránh vận động mạnh và đi lại nhiều, hạn chế quan hệ tình dục.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46