https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Thai 37 tuần tuổi – mẹ và bé thay đổi ra sao?

Thai 37 tuần tuổi – mẹ và bé thay đổi ra sao?

Thai 37 tuần tuổi là lúc mẹ đang cận kề tới ngày sinh lúc này em bé không chỉ tròn trịa và đầy đặn mà còn phát triển hoàn thiện đủ các chức năng cơ bản. Thậm chí rất nhiều em bé cũng ra đời sớm trong giai đoạn này.

Thai 37 tuần tuổi trông như thế nào?

Theo các chuyên gia, khi bước vào tuần thai thứ 37 tức là bé thật sự trở nên cứng cáp hơn so với các tuần trước. Cân nặng của con lúc này đã dao động khoảng 2,8kg đến 3kg và chiều dài từ đầu tới chân của bé tầm 50cm, kích thước cỡ tương đương trái dưa hấu. 

Ở giai đoạn thai 37 tuần não cũng như phổi của bé đã phát triển hoàn toàn. Lúc này não bộ của bé vẫn tiếp tục phát triển nhằm mục đích kết nối các dây thần kinh cho tới suốt những năm đầu đời. Não bộ của bé có thể truyền tín hiệu thích ứng và phản xạ.

 Thai nhi 37 tuần đã phát triển hoàn thiện cả phổi và não.

Thai nhi 37 tuần đã phát triển hoàn thiện cả phổi và não.

Thính giác của bé đã phát triển tốt, bé nghe rõ và cảm nhân được âm thanh từ bên ngoài, nghe được giọng nói của mẹ. Vì thế hãy đọc truyện hoặc bật nhạc cho bé nghe để giúp thai nhi trở nên nhanh nhẹn hơn và thông minh hơn.

Cũng trong thời điểm thai 37 tuần tuổi thai nhi sẽ tích cực tập thở hơn để chuẩn bị cho việc ra khỏi bụng mẹ. Mắt của bé đã hình thành các phản ứng với ánh sáng, thậm chí bé còn cảm nhận được và quay về phía có ánh sáng.

Điều thú vị nữa là con yêu đã có đến khoảng 300 chiếc xương. Toàn bộ hệ thống xương trong cơ thể thai nhi như: xương ống tay, xương ống chân hay xương cột sống đều cứng cáp. Riêng xương sọ thì vẫn chưa cứng để giúp bé chui ra ngoài dễ dàng hơn khi mẹ có các dấu hiệu chuyển dạ.

Ngoài ra các ngón tay của bé cũng bắt đầu linh hoạt hơn. Thậm chí em bé còn có thể nắm chặt được một vật nhỏ như một ngón chân hoặc là mũi. Đặc biệt hoạt động mút tay của bé cũng diễn ra nhiều hơn giống như chuẩn bị cho bữa ăn của mình sau khi sinh.

Những thay đổi rõ nét của mẹ khi thai 37 tuần

Bước vào giai đoạn mang thai thứ 37, mẹ bầu sẽ dễ dàng gặp phải các hiện tượng sau:

- Bị suy tĩnh mạch: đây là hiện tượng các tĩnh mạch ở chân nổi lên, điều này cho thấy máu lưu thông kém. Vì thế mẹ cố gắng ngủ nghiêng về bên trái và nâng chân bằng cách đặt một chiếc gối ở dưới chân giúp cho máu lưu thông tốt hơn.

- Bị đau vùng xương chậu: khi thai 37 tuần tuổi bé đè vào khung xương chậu, đè vào hông và bàng quang khiến mẹ sẽ cảm thấy áp lực. Để giảm bớt triệu chứng khó chịu mẹ nên dùng thêm đai hỗ trợ trọng lượng bụng và giảm áp lực lên vùng chậu.

 Ở tuân thai thứ 37, mẹ dễ bị mất ngủ, đau xương chậu.

Ở tuần thai thứ 37, mẹ dễ bị mất ngủ, đau xương chậu.

>> Tìm hiểu thêm: Sinh mổ nên ăn gì để phục hồi sức khỏe tốt nhất

- Bị chuột rút chân: thực tế chuột rút có thể xảy ra ở toàn bộ thai kỳ nhưng sang tuần thứ 37 thì hiện tượng chuột rút sẽ xuất hiện nhiều hơn làm cho mẹ bị đau về đêm. Để khắc phục, mẹ có thể uống nhiều nước vào ban ngày, cung cấp đủ canxi và magiê.

- Ngực cương và đau hơn: không chỉ rốn lồi ra mà mẹ còn thấy ngực và núm vú cương lên, điều này giúp cho bé khi ngậm vào sẽ bú dễ dàng hơn.

- Mẹ bị mất ngủ: ở giai đoạn cuối của thai kỳ là lúc mẹ khó ngủ nhất, ngủ không ngon giấc và hay thức giấc giữa đêm. Tuy nhiên mất ngủ chính là cách tự nhiên nhằm chuẩn bị cho các đêm thiếu ngủ sắp tới cho việc chăm con.

- Bị rạn da: hiện tượng rạn da xuất hiện nhiều và rõ rệt khi thai 37 tuần tuổi. Rạn da có thể xảy ra ở bụng, ngực và mông, tuy nhiên chỉ vài tháng sau sinh là sẽ dần biến mất.

- Bị chảy máu âm đạo: mẹ sẽ thấy có chất nhầy màu hồng hoặc màu nâu rỉ ra, điều đó chứng tỏ các mạch máu ở cổ tử cung đang bị vỡ, cổ tử cung nở ra để sẵn sàng chuẩn bị cho việc chuyển dạ sắp diễn ra.

- Nong hoặc mở cổ tử cung: đây cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ, lúc này cổ tử cung sẽ giãn mở và mở hơn, mỏng hơn trước. Điều này sẽ diễn ra dần dần, sau một thời gian là mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt.

 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có năng lượng cho vượt cạn.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có năng lượng cho vượt cạn.

Lời khuyên: ở tuần thai thứ 37 này, mẹ bầu cần lưu ý đến vấn đề ăn uống cũng như sức khỏe để có năng lượng chuẩn bị đón bé yêu khỏe mạnh nhất. Cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, nhất là sắt, canxi, cacbonhydrat, vitamin… để bé yêu tăng cân và hoàn thiện tốt các chức năng trong cơ thể.

Đồng thời mẹ nhớ không được quan hệ tình dục trong thời điểm này để tránh tác động tới thai nhi, vô tình có thể khiến bạn dễ sinh sớm hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Những thông tin nên biết về thai 40 tuần tuổi

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46