Thai 34 tuần tuổi phát triển thế nào và cần bổ sung gì?

Thai 34 tuần tuổi là giai đoạn bé đã gần như hoàn thiện hết về thể chất và sẵn sàng để chào đời. Lúc này kích thước của bé trong tử cung mẹ đã khá lớn, làm chật tử cung nên các hoạt động chân tay cũng không được thoải mái như trước nữa.

Sự phát triển mới của thai 34 tuần tuổi

Các mẹ cứ hình dung ra con yêu của mình trong tuần 34 này đã dài tới hơn 46cm tính từ đầu tới chân và bé đã nặng khoảng 2,4kg, trông cỡ như một quả bí hồ lô rồi đấy. Chính vì sự gia tăng về kích thước lẫn cân nặng nên khiến tử cung chật hơn, không có nhiều chỗ để cho bé cử động. Vì thế bé sẽ bớt nhào lộn mà thay vào đó sẽ ngủ nhiều hơn.

Trong giai đoạn này thận của bé đã phát triển một cách đầy đủ, gan cũng có thể sản xuất được chất thải. Nhìn chung là các chỉ số phát triển về thể chất của thai nhi đều đã hoàn tất xong, chỉ chờ vài tuần tiếp theo để bé tăng cân và chào đời.

 Thai nhi 34 tuần đã có được hệ thống xương cốt chắc chắn.

Thai nhi 34 tuần đã có được hệ thống xương cốt chắc chắn.

Khi thai 34 tuần tuổi là lúc phần chất béo dưới da không ngừng được làm đầy nhằm mục đích giúp bảo vệ cơ thể của bé trước sự thay đổi nhiệt độ từ môi trường bên ngoài. Chính bởi lớp mỡ phát triển tốt nên làn da của bé cũng mượt mà hơn, phần lông tơ trên da cũng đã rụng gần hết, da bé hồng hào hơn và khi chào đời là lông tơ sẽ rụng hết.

Sự phát triển của thai 34 tuần tuổi là thời điểm hệ thống xương cốt của bé đang ở những bước hoàn thiện cuối cùng. Lúc này xương của bé không chỉ cứng cáp hơn mà còn bắt đầu liền lại để tạo thành khung xương hoàn hảo cho trẻ sau này.

Bên cạnh đó não bộ, lá phổi cũng như hệ thần kinh trung ương của bé cũng sẽ hoàn thiện phần mô mềm. Nhưng để có thể hoạt động chính thức phải chờ đến lúc bé chào đời thì các chức năng đó mới được xem là một hệ thống thật sự.

Đường ruột của thai 34 tuần tuổi cũng đã hình thành tạo ra lượng phân xu đầu tiên, nhưng lượng phân này rất ít, chủ yếu xuất hiện để thực hành hoạt động tiêu hóa ở bé. Nếu như phân xu mà đi vào nước ối sẽ làm nước ối bị bẩn và đến nhiễm khuẩn cho thai nhi.

Điều kỳ diệu của giai đoạn thai 34 tuần này đó chính là bé yêu của mẹ đã biết cách nhếch mép mỉm cười. Đây chính là hoạt động luyện cơ mặt của bé cũng như hoạt động phản ứng lại các phương pháp thai giáo từ mẹ. Đặc biệt đồng tử của bé cũng đã phân biệt được thay đổi giữa ban ngày và đêm, hoạt động đóng  mở mắt cũng diễn ra vào từng thời điểm.

Cũng trong tuần mang thai này, em bé sẽ có xu hướng trôi tuột đầu về vị trí của xương chậu của mẹ đẻ sẵn sàng cho tư thế chuẩn bị chào đời. Thai 34 tuần tuổi cũng gò nhiều và hoạt động chân tay dần bị hạn chế do không gian ở trong bụng mẹ quá chật chội.

Thay đổi của mẹ khi mang thai 34 tuần 

Ngoài sự thay đổi của bé yêu thì bản thân mẹ cũng có những thay đổi nhất định. Cụ thể:

- Bụng mẹ nhô ra rõ rệt hơn do bé xoay đầu lại, kéo theo đó mẹ sẽ thấy đau nhức cơ thể và trở nên mệt mỏi hơn do những áp lực bị dồn nén khi bé ngày một nặng hơn.

 Bụng mẹ tụt xuống dưới thấp hơn do bé xoay đầu.

Bụng mẹ tụt xuống dưới thấp hơn do bé xoay đầu.

- Mẹ thường xuyên muốn đi tiểu, thậm chí là bị tiểu gắt và tiểu són, có khi dậy đi tiểu nhiều vào ban đêm. Chính vì thế cần uống thật nhiều nước để giúp cơ thể mát mẻ hơn.

- Cũng từ tuần 34 này mẹ sẽ xuất hiện hiện tượng xuống máu chân, phù nơi mắt cá, mặt và bàn tay cũng nặng hơn.

- Trường hợp mẹ bị tăng cân đột ngột thì cần chú ý bởi có thể là nguy cơ tiền sản giật. 

- Hạ bộ của mẹ lúc này cũng giãn nở nhiều hơn do thai nhi di chuyển xuống, mẹ sẽ có cảm giác như xương chậu sắp gãy đến nơi, đau lưng và thường đi lệnh khệnh.

- Tuy nhiên thời điểm này mẹ sẽ thấy mình dễ chịu hơn, không còn khó thở như những tuần trước do bé đã di chuyển cách xa lồng ngực của mẹ, giúp cho cơ hoành và phổi của mẹ sẽ thoải mái hơn trước.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 34 tuần tuổi

 Mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung chất xơ trong giai đoạn này.

Mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung chất xơ trong giai đoạn này.

- Mẹ nhớ bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho bé phát triển như canxi, sắt, vitamin A, B, C, D, E… giúp mẹ cũng như bé có một cơ thể khỏe mạnh.

- Ưu tiên ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ, sắt, canxi, vitamin B và C. Ví dụ như súp lơ, khoai tây nướng, tôm, cua, cá, thịt, sữa…

- Ăn nhiều rau xanh và củ quả, loại thức ăn giàu chất xơ để giúp tiêu hoá tốt, tránh các triệu chứng khó chịu, khó tiêu, ợ nóng, táo bón và giãn tĩnh mạch…

- Uống nhiều nước lọc kết hợp nước trái cây tươi để thanh lọc cơ thể.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status