https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Thai 27 tuần tuổi và những vấn đề mẹ cần quan tâm

Thai 27 tuần tuổi và những vấn đề mẹ cần quan tâm

Bước vào thời điểm thai 27 tuần tuổi là lúc bé đạp nhiều nhất, có thể chính hoạt động nhào lộn không ngừng nghỉ này của con sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Ngoài ra não bộ của bé sẽ tiếp tục phát triển tốt hơn, thậm chí nếu không may sinh non ở tuần này thì bé yêu của mẹ cũng vẫn có thể tự hô hấp tốt cùng với sự trợ giúp của thiết bị y tế.

Những thay đổi mới của thai 27 tuần tuổi

Ở giai đoạn này, thị lực của thai nhi đang phát triển rất tốt. Đôi mắt bé không chỉ mở được mà còn liên tục nhấp nháy, lông mi cũng rõ rệt hơn trên mí mắt. Bé yêu đã có thể có thể nhìn thấy được ánh sáng mờ mờ thông qua thành tử cung của mẹ. Vì thế chỉ cẩn mẹ dọi đèn pin sáng vào bụng là lập tức bé sẽ có biểu hiện nheo mắt ngay nhé.

Thai 27 tuần tuổi tương đương với việc bé được 6 tháng 3 tuần. Lúc này mô não của bé đang phát triển rất mạnh với sự hình thành thêm hàng tỷ tế bào thần kinh não, đồng thời hoạt động của não bộ cũng rất tích cực khiến bé cảm nhận tốt hơn về mọi thứ.

Thai 27 tuần tuổi đang phát triển mạnh mẽ các mô não và dây thần kinh.

Thai 27 tuần tuổi đang phát triển mạnh mẽ các mô não và dây thần kinh.

Đặc biệt hơn ở trong cơ thể bé lúc này đang tăng cường một khối lượng mỡ lớn để chuẩn bị  cuộc sống mới ở thế giới bên ngoài. Cân nặng của bé ở tuần này khoảng hơn 900gram, bé dài tầm 35cm được tính từ đỉnh đầu đến gót chân. 

Ở thời điểm này, các hoạt động trao đổi chất ở trong cơ thể bé vẫn diễn ra liên tục, bé không ngừng phát triển hệ thần kinh và các hệ cơ xương thông qua cử động. 

So với các tuần trước đó thì thai 27 tuần tuổi sẽ đạp nhiều hơn hẳn. Ngoài thời gian ngủ, khi tỉnh dậy bé sẽ liên tục đạp, nhào lộn, đấm đá ở trong bụng mẹ. Sở dĩ bé thường hay hoạt động nhiều trong giai đoạn này là do:

+ Do mẹ ăn quá no: bụng mẹ vốn đã căng và lớn, do đó nếu ăn quá no sẽ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa làm việc liên tục làm ảnh hưởng đến thai nhi khiến bé quậy.

+ Do môi trường ở bên ngoài quá ồn: mẹ nên biết lúc này thính giác của bé đang phát triển rất tốt, bé sẽ nghe được âm thanh từ bên ngoài. Vì vậy nếu có bất cứ âm thanh lớn nào ở ngoài cũng kích động bé và khiến con đạp nhiều hơn vào bụng mẹ.

+ Do tư thế của mẹ bầu: khi mẹ nằm nghiêng sang bên trái sẽ kích thích hoạt động truyền máu và dinh dưỡng đến thai nhi làm cho bé cử động nhiều hơn.

Thay đổi của mẹ ở giai đoạn thai 27 tuần

Ở giai đoạn tuần thai thứ 27 này đa phần các mẹ bầu sẽ có cảm giác bị tê râm ran ở chân và khó chịu ở cẳng chân khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi. Nếu như cảm giác này mà giảm bớt khi cử động thì rất có thể do mẹ đang mắc hội chứng “chân không nghỉ” hay gọi là RLS. 

Huyết áp của mẹ lúc này cũng sẽ tăng nhẹ. Nếu kèm theo các triệu chứng như mắt mờ, tăng cân nhanh hoặc tay chân đột ngột bị sưng phù đau nhức thì rất có thể đó là dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật. Mẹ cần phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

 Mẹ bầu mang thai 27 tuần dễ bị sưng đau chân, mắt cá chân.

Mẹ bầu mang thai 27 tuần dễ bị sưng đau chân, mắt cá chân.

>> Tìm hiểu thêm: Dây rốn quấn cổ: Tất cả những điều mẹ nên biết để bảo vệ con

Khi thai 27 tuần tuổi các mẹ bầu cũng rất dễ bị nhiễm nấm âm đạo, mẹ hay thấy ngứa ngáy và ra dịch nhiều ở vùng kín. Hãy đi khám để xác định bệnh, điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Cũng trong giai đoạn này mẹ bầu dễ gặp phải chứng giãn tĩnh mạch. Triệu chứng này xảy ra do em bé lớn dần đã làm tăng áp lực cho cơ thể mẹ và gây tắc nghẽn các tĩnh mạch.

Ngoài ra hiện tượng chuột rút cũng diễn ra nhiều hơn gây cảm giác khó chịu cho mẹ bầu. Chuột rút ở chân thường hay xuất hiện vào ban đêm khi mẹ đang ngủ. 

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai 27 tuần

- Mỗi ngày mẹ nên dành ít nhất 20-30 phút để đi bộ nhẹ nhàng giúp lưu thông máu, đặc biệt là giúp hạn chế nguy cơ bị chuột rút khi đi ngủ.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất sắt, canxi, magie, acid béo cùng các vitamin, protein… Các loại thực phẩm mẹ nên ưu tiên bổ sung trong khẩu phần ăn của mình như ngũ cốc, đậu, nếp cẩm, các loại rau xanh, hoa quả, thịt và cá…

 Bổ sung thêm sữa bà bầu để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé phát triển.

Bổ sung thêm sữa bà bầu để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé phát triển.

- Nên sử dụng thêm sữa dành cho bà bầu để bổ sung thêm canxi, DHA, omega-3, omega-6… giúp bé phát triển trí não tốt hơn.

- Tăng cường uống nhiều nước và ăn thật nhiều các loại rau quả để ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, ợ nóng, khó chịu và giúp tiêu hoá tốt hơn. 

- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, nhất là đường trắng, sữa đặc hoặc đồ uống ngọt đóng chai… bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường mẹ nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46