https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Thai 25 tuần tuổi phát triển như nào? Cần kiểm tra gì?

Thai 25 tuần tuổi phát triển như nào? Cần kiểm tra gì?

Thai 25 tuần tuổi là lúc em bé đã tương đối lớn, bé đầy đặn hơn và mẹ sẽ cảm nhận rõ nét được các cú đạp của bé vào bụng mình. Đặc biệt lúc này có thể mẹ sẽ thấy đói nhiều hơn, ăn liên tục nhằm bổ sung dinh dưỡng và năng lượng giúp bé yêu phát triển tốt nhất. Sự phát triển kỳ diệu của thai 25 tuần tuổi

Theo các chuyên gia y tế ở tuần thai thứ 25 của thai kỳ mạng lưới những dây thần kinh ở trong tai của bé đã phát triển tốt hơn. Tai bé cũng nhạy cảm hơn rất nhiều, vì thế mà bé có thể nghe thấy được âm thanh từ bên ngoài, nghe được giọng nói của ba mẹ. Một số âm thanh quá lớn đột ngột có thể khiến con yêu bị giật mình mẹ nhé!

Cũng ở tuần thai này, bé đã biết hít vào rồi thở ra một lượng nhỏ nước ối, hành động này rất có ích cho sự phát triển phổi của bé. Một số động tác như hít thở cũng là bài thực hành hiệu quả giúp chuẩn bị lúc bé sinh ra có thể hít thở được không khí lần đầu tiên.

 Thai 25 tuần tuổi đã đầy đặn hơn và biết chớp mắt.

Thai 25 tuần tuổi đã đầy đặn hơn và biết chớp mắt.

Thai 25 tuần tuổi cũng đã biết mở mắt và nhắm mắt, bé biết chớp mắt chứ không còn nhắm nghiền như các tuần trước nữa. Đặc biệt bé yêu cũng biết dùng lực để thực hiện các cử động của mình, ví dụ như dùng ngón tay cái đưa vào miệng để mút.

Hoạt động nhào lộn, đạp, đá của bé trong bụng mẹ thời điểm này cũng diễn ra tích cực hơn, thường xuyên hơn. Do đó mà mẹ sẽ liên tục cảm nhận được các cơn nhào lộn này của bé, có khi cú huých chân của con còn hiện rõ trên bụng mẹ. Nhất là khi đi siêu âm, mẹ sẽ trông rõ được các hình ảnh bé cử động đầy sinh động này.

Bên cạnh đó các bác sỹ cũng cho rằng giai đoạn này em bé sẽ tiếp tục tích mỡ dưới da nên nhìn chung cơ thể bé đầy đặn hơn nhiều, không còn nhăn nheo như trước nữa. Cân nặng của bé khi được 25 tuần là khoảng 700gram, bé dài khoảng 35cm tính từ đầu đến gót chân. Đặc biệt lúc này tinh hoàn của các bé trai cũng đang di chuyển dần vào bìu.

Mẹ thay đổi ra sao khi thai được 25 tuần tuổi?

Các mẹ bầu mang thai 25 tuần phải hết sức lưu ý bởi vì bước vào thời điểm này có thể huyết áp của mẹ sẽ tăng nhẹ hoặc có thể thấp hơn so với trước khi có thai. Vì thế mẹ nhớ ăn uống và nghỉ ngơi cho tốt, tránh huyết áp tăng giảm quá sẽ nguy hiểm tới sức khoẻ.

 Cẩn thận với triệu chứng tiền sản giật khi thai 25 tuần.

Cẩn thận với triệu chứng tiền sản giật khi thai 25 tuần.

>> Tìm hiểu thêm: Hình ảnh bụng bầu qua các tháng và những điều các chị em cần biết

Đặc biệt các mẹ có thể phải đối diện với triệu chứng tiền sản giật. Đây là rối loạn nghiêm trọng với biểu hiện là huyết áp tăng cao và nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao. Nhiều trường hợp tiền sản giật có thể xảy ra ở tuần 37.

Đồng thời nếu có các biểu hiện khác như mắt và mặt bị sưng, bàn tay, bàn chân lẫn mắt cá chân cũng bị sưng đột ngột hoặc tăng cân nhanh trong vòng 1 tuần thì nên đi khám.

Thai nhi 25 tuần cần phải làm những kiểm tra gì?

Khi mang thai được 25 tuần thì mẹ cần đi khám để kiểm tra các chỉ số sau:

- Đo huyết áp và cân nặng xem có bình thường không.

- Xét nghiệm nước tiểu để xác định lượng đường và đạm

- Kiểm tra nhịp tim của em bé xem ổn định không

- Đo kích thước tử cung, chiều cao đáy vị để hỗ trợ dự đoán ngày sinh nở

- Xét nghiệm lượng đường glucose trong máu, kiểm tra xem thiếu máu không

- Tiêm vắc xin chống bệnh bạch hầu.

Mẹ nên ăn gì khi thai 25 tuần tuổi?

Các mẹ nên nhớ thai nhi 25 tuần cũng là thời điểm phát thai nhi triển mạnh mẽ cả về trí não cũng như cân nặng. Do đó mẹ cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sao cho hợp lý nhất để giúp bé yêu phát triển tốt nhất.

Theo đó hàng ngày mẹ nên bổ sung khoảng 1000 – 1200mg canxi, bổ sung 350 – 400mg magie trong yến mạch, hải sản, sữa, hạnh nhân và các loại hạt ngũ cốc.

 Bổ sung thịt, cá, trứng, sữa…để giúp con yêu phát triển tốt.

Bổ sung thịt, cá, trứng, sữa…để giúp con yêu phát triển tốt.

Đồng thời mẹ nhớ ăn nhiều thực phẩm giàu DHA, giàu omega-3 và omega-6… Các chất này có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, sữa, trứng và nước ép trái cây… giúp hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển trí não của trẻ. Đồng thời cũng cần bổ sung canxi để con phát triển.

Để làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu liên quan đến hệ tiêu hoá như táo bón, ợ nóng, khó tiêu thì mẹ tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh, ăn nhiều trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt và uống nhiều nước hơn.

Ngoài ra khi đi ngủ mẹ nên nằm ngủ nghiêng sang một bên, tốt nhất là ngủ nghiêng bên trái. Tư thế này sẽ tránh bị dồn áp lực lên mẹ nên giúp mẹ thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn. Tuyệt đối không nên nằm ngửa bởi như vậy thai sẽ đè lên xương sống và cơ quan khác sẽ khó chịu và khó ngủ hơn.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46