Thay vì phải dùng các bài thuốc dân gian bất tiện mà chưa rõ hiệu quả thực tế hoặc sợ hãi khi kem bôi có chứa corticoid thì mẹ nên sử dụng gel bôi từ thảo dược thiên nhiên vừa giúp liền da nhanh, lại tuyệt đối an toàn cho làn da và sức khỏe của trẻ. Và đặc biệt với gel bôi thảo dược việc phục hồi vết trầy xước cho bé chưa bao giờ dễ dàng đến thế.
Để giúp con mau chóng phục hồi vết thương trầy xước, rách da để trở lại khỏe mạnh và vui tươi hồn nhiên, cha mẹ cần nằm lòng những tips cực hay dưới đây.
1. Rửa sạch vết thương trầy xước cho bé
Sau khi phát hiện trẻ bị trầy xước, rách da cha mẹ cần kiểm tra lại vùng da bị tổn thương và tiến hành sơ cứu càng nhanh càng tốt. Đầu tiên cần rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đeo thêm găng tay y tế nếu có và bắt đầu rửa sạch vùng da trầy xước cho trẻ dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn, đất cát, cỏ cây bám vào. Tiếp đó, rửa lại vết trầy xước với dung dịch muối loãng 0,9% hoặc dung dịch sát khuẩn Betadine, Povidone pha loãng, thấm khô bằng gạc hoặc bông băng sạch.
Cần rửa sạch vết trầy xước, rách da ở trẻ
Không rửa vết thương trầy xước, rách da ở trẻ bằng oxy già vì tuy có khả năng kháng khuẩn nhưng dung dịch này làm tổn thương các mô mới và dễ để lại thâm sẹo.
2. Thoa gel thảo dược có tác dụng kháng khuẩn
Thoa một lớp kem hoặc thuốc bôi có chứa kháng sinh giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm là việc làm cần thực hiện ngay sau khi làm sạch vết trầy xước ở trẻ. Tuy nhiên, có những loại kem bôi có thể chứa corticoid gây hại cho trẻ hoặc chứa các thành phần dễ làm kích ứng da thì cha mẹ không nên sử dụng. Thay vào đó, nên thoa cho trẻ một lớp gel Oatrum Kids và để khô tự nhiên.
Oatrum Kids giúp liền da nhanh ở trẻ
Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, Oatrum Kids giúp săn se da, liền da non và phục hồi vết trầy xước cho bé nhanh chóng hiệu quả đồng thời giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra.
Sử dụng Oatrum Kids 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên trên vùng da bị trầy xước, rách da ở trẻ. Hiện gel thảo dược này đang “làm mưa, làm gió” trên thị trường và được rất nhiều bà mẹ tin dùng.
3. Thay băng thường xuyên và theo dõi quá trình phục hồi ở trẻ
Với những vết trầy xước, rách da lớn cha mẹ có thể băng lại cho trẻ để tránh bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập xong lưu ý cần rửa vết thương và thay bông băng 1 lần/ ngày. Mỗi ngày cần quan sát sự tiến triển của vết trầy xước để đưa ra các quyết sách phù hợp.
Thay băng thường xuyên để giúp vết trầy xước mau phục hồi
Nếu thấy vết trầy xước của trẻ có dấu hiệu phục hồi thì tiếp tục sử dụng gel Oatrum Kids và vệ sinh vùng da cho trẻ. Trường hợp vết trầy xước bị sưng tấy đỏ, hơi ấm, có chảy mủ và càng lúc càng khiến trẻ đau đớn, khó chịu làm trẻ sốt, mệt mỏi, ớn lạnh cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời vì rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng do sức đề kháng suy kiệt hoặc vệ sinh không đúng cách.
4. Tăng cường nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất
Bồi bổ các thực phẩm giàu dưỡng chất sẽ giúp tăng cường đề kháng để trẻ phục hồi mau chóng hơn dù chỉ là vết trầy xước nhỏ ngoài da. Theo đó, nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu protein (giúp quá trình tái tạo tế bào vùng da bị tổn thương diễn ra nhanh hơn), các loại rau có tính mát (giúp liền da nhanh như rau ngót, rau cải, rau diếp cá...), thực phẩm giàu vitamin và chất xơ (tránh nhiễm trùng) và đừng quên cho trẻ uống nhiều nước và sữa.
Thực phẩm giàu protein tốt cho quá trình tái tạo tế bào da ở trẻ
Bên cạnh đó cần hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, đồ nếp, trứng, hải sản, rau muống vì khiến vết trầy xước lâu lành và dễ để lại sẹo.
5. Một vài lưu ý khi trẻ bị trầy xước da
- Không tự ý bôi các loại thuốc hoặc đắp các loại lá cây không rõ nguồn gốc xuất xứ lên vùng da bị tổn thương, trầy xước của trẻ vì dễ làm kích ứng, viêm nhiễm da.
- Không để vết thương, vùng da trầy xước của trẻ tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi hoặc nước bẩn.
- Không băng bó vết thương quá kín, để vết thương tiếp xúc với không khí sẽ giúp vết thương nhanh khô và lành hơn.
- Không bôi nghệ tươi lên vết thương trầy xước của trẻ bởi dù có tính sát khuẩn nhưng nghệ dễ để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ ở trẻ.
Tham khảo: