Ốm nghén là dấu hiệu phổ biến ở chị em khi mang thai 3 tháng đầu tiên. Nhiều trường hợp các cơn ốm nghén này có thể kéo dài suốt thai kỳ cho tới khi em bé chào đời mới hết. Phổ biến là vậy nhưng nhiều mẹ không hiểu ốm nghén là gì? Nên ăn gì? để khiến tình trạng này cải thiện tốt hơn.
Ốm nghén là gì?
Các chuyên gia y tế cho rằng ốm nghén được hiểu một cách đơn giản nhất thì đó là trạng thái mẹ bầu cảm thấy người mệt mỏi, khó chịu, bụng đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu, lúc nào cũng có cảm giác buồn nôn, dị ứng với các đồ ăn và chán ăn, ăn uống kém, ăn vào nôn ra.
Theo các số liệu nghiên cứu có khoảng 80% trường hợp chị em phụ nữ khi mang thai, nhất la 3 tháng đầu đều bị ốm nghén. Đây là hiện tượng diễn ra phổ biến và quen thuộc với các mẹ bầu. Vì thế người ta thường ví ốm nghén như bà bầu.
Ốm nghén là tình trạng khó chịu, mệt mỏi và buồn nôn, ôn ói.
Khi bị ốm nghén ngoài cảm giác khó tiêu chán ăn chị em sẽ liên tục thấy buồn nôn, bị nôn mửa thường xuyên, có khi chỉ cần ngửi thấy mùi lạ là cũng sẽ nôn, có ngày nôn đến rất nhiều lần. Tuỳ vào từng trường hợp có mẹ nôn nhiều về sáng hoặc chiều.
Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai
- Do nồng độ HCG trong cơ thể mẹ tăng mạnh: đây được xem là nguyên nhân chính gây ra các cơn ốm nghén của mẹ bầu. Bởi ở thời kỳ đầu mang thai lượng hormone trong cơ thể sẽ tăng nhanh, đặc biệt là hormone HCG. HCG này được sinh từ nhau thai, nó sẽ phát triển mạnh từ tuần thứ 8 - 12 thai kỳ. Chính loại hormone này đã tác động lên cơ thể sẽ khiến mẹ bầu ốm nghén nặng hoặc nhẹ tùy từng sức đề kháng của mỗi người.
- Do dạ dày của mẹ nhạy cảm hơn: khi có bầu, nội tiết tố thay đổi nên kéo theo hệ tiêu hóa của mẹ cũng bị ảnh hưởng, dạ dày bị yếu hơn và nhạy cảm hơn. Cộng thêm triệu chứng ốm nghén khác khiến mẹ bị buồn nôn, nôn ói và sợ đồ ăn.
- Do khứu giác của mẹ nhạy cảm hơn: không chỉ dạ dày mà ngay cả khứu giác các mẹ bầu cũng trở nên nhạy cảm hơn do nội tiết tố estrogen tăng cao. Lúc này mũi mẹ sẽ thính hơn rất nhiều so với người bình thường, vì thế luôn cảm thấy sợ đồ ăn, dễ bị nôn ọe khi ngửi thấy các mùi thức ăn này, thậm chí cả mùi trước khi họ thích thì giờ cũng ghét.
Ốm nghén do hàm lượng HCG trong cơ thể tăng cao.
- Bên cạnh ốm nghén cũng thường xảy ra ở những người mang đa thai, tức là có bầu đôi hoặc bầu ba. Bởi vì lúc này hàm lượng HCG sẽ tăng lên gấp đôi, khiến cho tình trạng ốm mệt càng trở lên nghiêm trọng và dài thời gian hơn.
Ngoài ra ốm nghén hay bắt gặp ở người bị say xe, người có tiền sử bị bệnh đau nửa đầu, người mang thai bé gái hoặc đã ốm nghén lần mang thai đầu.
Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì cho tốt?
Khi bị ốm nghén, chắc chắn việc ăn uống của mẹ sẽ rất khó khăn hơn bình thường. Do đó hãy lựa chọn các thức ăn phù hợp để giảm cơn ốm nghén mà vẫn hấp thu tốt. Ví dụ như:
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: các món ăn này không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp trung hòa lượng axit dư thừa ở trong dạ dày, làm giảm các chứng ợ nóng và trào ngược cho mẹ.
- Ăn nho: ăn nho sẽ giúp ổn định dạ dày rất tốt, giúp giúp đẩy lùi cảm giác khó chịu nhanh chóng. Đồng thời nho còn giàu vitamin C và đường glucose dễ tiêu hóa cùng chất xơ dồi dào nên rất tốt đối với mẹ bầu.
- Ăn gừng tươi: gừng không chỉ là gia vị nấu ăn mà còn là vị thuốc tốt có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn và mệt mỏi do ốm nghén gây ra. Vì thế các mẹ có thể cắt vài lát gừng tươi bỏ vào cốc nước ấm uống hoặc thêm vài lát gừng vào trong các món ăn hàng ngày.
Ăn thanh long giúp làm giảm triệu chứng ốm nghén.
- Ăn thanh long: thanh long là loại quả mát lành và giúp củng cố dạ dày hiệu quả. Thanh long giàu vitamin giúp bổ sung vi lượng cần thiết cho thai kỳ. Đồng thời còn giàu chất xơ và nước giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm triệu chứng buồn nôn và đầy hơi.
- Ăn bánh quy mặn: vị mặn của bánh quy là vị cơ bản mà vị giác của chúng ta cảm nhận được. Vì thế sẽ giúp chống lại cảm giác buồn nôn. Do đó các mẹ nên để một hộp bánh quy giòn mặn gần mình để có thể ăn bất cứ khi nào cần thiết.
- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: trong khi bầu bí các mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất kẽm để kiềm chế cơn buồn nôn và khó chịu ở bụng do dạ dày đang nhạy cảm.
Ngoài ra mẹ nhớ nên chia nhỏ làm nhiều bữa ăn để giúp tiêu hoá tốt, tránh buồn nôn.