Nứt cổ gà là gì? Cách trị nứt cổ gà an toàn khi cho con bú

Rất nhiều mẹ bỉm sữa bị nứt cổ gà khi cho con bú mà không biết nguyên nhân do đâu và cách chữa trị thế nào, do đó khiến vết nứt ngày càng lan rộng, thậm chí nựng tới mưng mủ và nhiễm trùng. Để biết cách trị nứt cổ gà an toàn, trước tiên mẹ bỉm cần hiểu rõ về hiện tượng này.

Nứt cổ gà là gì?

Nứt cổ gà hay còn gọi là nứt đầu ti, nứt đầu nhũ hoa, nứt chân núm ti. Đây là hiện tượng chân núm ti bị nứt gây đỏ tấy, chảy máu khiến mẹ đau đớn mỗi khi cho con bú. Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người mẹ mà còn khiến quá trình bú sữa của bé bị tác động không nhỏ cả về số lượng và chất lượng. Lý do là vì khi mẹ bị đau đầu ti sẽ ức chế việc sản sinh sữa cho bé. Đặc biệt, mẹ bị nứt đầu ti khi cho con bú còn gây tình trạng mất vệ sinh do đầu ti bị chảy máu.

 Mẹ bị nứt cổ gà khi cho con bú là do bé bú không đúng cách 

Mẹ bị nứt cổ gà khi cho con bú là do bé bú không đúng cách

>>Xem thêm: Nguyên nhân và biểu hiện nứt cổ gà mẹ đã biết chưa?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến mẹ bị nứt cổ gà khi cho con bú xuất phát trực tiếp từ việc mẹ cho bé bú không đúng cách. Tức là khi bú trẻ không ngậm hết quầng vú của mẹ, bé lại hay có thói quen mút kéo, giật mạnh đầu ti, lâu dần sẽ dẫn đến nứt châm núm vú. Ban đầu chỉ là vết nứt nhỏ sau lan rộng ra khắp chân núm vú.

Nếu hiện tượng này kéo dài, mẹ không kịp thời tìm cách trị nứt cổ gà sẽ gây nên nhiều hệ lụy cho cả mẹ và bé.

Mách mẹ cách trị nứt cổ gà an toàn, hiệu quả

Có nhiều cách trị nứt cổ gà vừa đơn giản, an toàn lại đem đến hiệu quả cao mà mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà. Đó là:

Hạn chế cho bé bú

Nếu mẹ bị nứt cổ gà mà cứ cố cho bé bú thì sẽ khiến vết nứt nặng hơn, thậm chí là bị nhiễm trùng. Do đó, mẹ hãy cho bé bú bên vú còn lại không bị nứt hoặc tạm ngừng một thời gian để tìm cách điều trị. Lúc này, mẹ có thể vắt sữa ra bình và cho bé ti như bình thường.

 Vệ sinh đầu ti bằng nước muối sinh lý sau khi cho con bú xong

Vệ sinh đầu ti bằng nước muối sinh lý sau khi cho con bú xong

Vệ sinh đầu ti thường xuyên

Sau mỗi lần bé bú xong mẹ hãy ngâm đầu ti vào nước ấm có pha chút muối và để yên từ 1 đến 2 phút. Nước muối có khả năng sát trùng vết thương rất tốt và an toàn, không ảnh hưởng tới việc cho bé bú. Sau khi ngâm xong, mẹ dùng khăn mềm thấm khô đầu ti. Đây là cách trị nứt cổ gà đơn giản và hiệu quả nhất đó ạ.

Mẹ lưu ý không nên ngâm đầu ti trong nước muối quá lâu nhé vì có thể khiến da bị khô và vết nứt thêm sâu đó.

Dùng nước trà xanh sát khuẩn đầu ti

Một cách nữa cũng khá đơn giản và hiệu quả đó là thay vì vệ sinh đầu ti bằng nước muối sinh lý, mẹ có thể thay bằng nước trà xanh cũng có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Cách thực hiện giống như dùng nước muối sinh lý mẹ nhé.

Dùng mật ong

Trong mật ong có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn và nhanh lành vết thương, vì vậy mẹ có thể dùng mật ong để xoa đều lên vùng da bị nứt cổ gà nhé.

 Thoa sữa mẹ lên vùng đầu ti bị nứt

Thoa sữa mẹ lên vùng đầu ti bị nứt

>>Xem thêm: Nứt đầu ti khi cho con bú - Mẹ ơi chữa cách này ngay

Dùng sữa mẹ

Sữa mẹ cũng là cách trị nứt cổ gà khi cho con bú được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Theo đó sau khi vệ sinh đầu ti bằng nước muối loãng, mẹ hãy thoa vài giọt sữa mẹ lên chỗ núm vú bị nứt. Hãy làm liên tục trong vài ngày để thấy hiệu quả nhé.

Dùng miếng dán chuyên dụng

Miếng dán chuyên dụng trị nứt cổ gà được bán tại các nhà thuốc cũng trở thành “cứu cánh” của nhiều mẹ bỉm sữa. Ưu điểm của loại miếng dán này là giúp mẹ vẫn có thể cho bé ti đều đặn mà không ảnh hưởng tới vết nứt. 

Hạn chế dùng áo ngực

Trong khi cho con bú mẹ nên để đầu ngực được tiếp xúc với không khí bằng cách không nên mặc áo lót hoặc mặc áo lót quá chật sẽ khiến đầu ti bị ma sát, dễ bị đau và chảy máu.

>>Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các loại thuốc trị nứt cổ gà an toàn từ thảo dược

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status