Nứt cổ gà thường xảy ra trong giai đoạn cho con bú, nếu sử dụng các loại thuốc tân dược để điều trị có thể gây ảnh hưởng tới mẹ cũng như nguồn sữa của bé. Vì vậy, nhiều mẹ bỉm có xu hướng áp dụng phương pháp dân gian như cách chữa nứt cổ gà bằng nhựa sung để đảm bảo an toàn.
“Khóc ròng” vì nứt đầu ti khi cho con bú
Được làm mẹ, được cho con bú là niềm hạnh phúc vô bờ bến của các bà mẹ. Nhưng hành trình này cũng chính là cuộc chiến mà họ phải hóa thân thành siêu nhân để sẵn sàng chiến đấu với những tình huống có thể xảy ra trong quá trình nuôi một em bé.
Bài viết này cũng muốn nhắc tới hiện tượng mẹ bỉm bị nứt cổ gà trong quá trình cho con bú. Mặc dù điều này không quá to tác nhưng nó đang diễn ra phổ biến, nó có thể rút cạn niềm hạnh phúc làm mẹ của rất nhiều người. Lâu dần họ bắt đầu sinh ra cảm giác sợ hãi mỗi lần cho con bú.
Nứt cổ gà gây đau đớn, khiến mẹ khóc ròng mỗi lần cho con bú
>>Xem thêm: Nguyên nhân và biểu hiện nứt cổ gà mẹ đã biết chưa?
Vậy, nứt cổ gà là gì mà lại đáng sợ như vậy? Đó là hiện tượng chân núm vú bị nứt, đỏ tấy, thậm chí chảy máu, gây đau đớn mỗi lần bé yêu chạm tới đầu ti. Rõ ràng hiện tượng này không gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ, nhưng sẽ khiến mẹ bị căng thẳng, từ đó ức chế sự tiết sữa, ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Bản thân bé yêu mỗi khi bú không cảm nhận được niềm hân hoan từ mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
Cách chữa nứt cổ gà bằng nhựa sung
Sẽ không khó để mẹ có thể tìm được cách chữa nứt cổ gà cho con, nhưng phương pháp nào mới thực sự an toàn không gây ảnh hưởng tới mẹ, không làm mất chất lượng nguồn sữa cho bé? Chỉ có thể là những kinh nghiệm dân gian, điển hình là cách chữa nứt cổ gà bằng nhựa sung.
Theo kinh nghiệm dân gian lưu truyền lại, nhựa sung có tác dụng rất tốt trong việc điều trị mụn nhọt và các vấn đề liên quan tới vùng ngực bị đau, trong đó có tình trạng nứt cổ gà.
Nhựa sung giúp vết nứt cổ gà nhanh liền và giảm đau
>>Xem thêm: Mẹ bỏ túi ngay 5 cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất
Để chữa nứt cổ gà bằng nhựa sung bạn có thể áp dụng theo các bước sau:
+ Bước 1: Dùng nước muối sinh lý vệ sinh vùng sạch vùng đầu ti bị nứt cổ gà, sau đó dùng khăn sạch thấm khô.
+ Bước 2: Chuẩn bị một tờ giấy sạch, cuộn lại thành hình chóp nón.
+ Bước 3: Khứa nhẹ thân cây sung, khi thấy nhựa chảy ra bạn hứng trực tiếp từ thân cây dẫn vào tờ giấy hình chóp nón xuống vùng da đầu ti bị nứt cổ gà.
+ Bước 4: Massage nhẹ nhàng đầu ti cho nhựa sung thẩm thấu sâu xuống da.
Ngoài ra, bạn có thể dùng lá sung non giã nát, trộn với nhựa sung rồi đắp trực tiếp lên đầu ti cũng rất hiệu quả.
Nhựa sung có chứa các thành phần tự nhiên có tác dụng thúc đẩy quá trình liền da và giảm nhanh cảm giác đau đớn nên bạn có thể sử dụng cách chữa nứt cổ gà bằng nhựa sung nhiều lần trong ngày để nhanh chóng thấy tác dụng. Đặc biệt phương pháp này rất an toàn nên không gây ảnh hưởng gì tới quá trình cho con bú của mẹ.
Một số cách chữa nứt cổ gà bằng phương pháp tự nhiên
Ngoài cách chữa nứt cổ gà bằng nhựa sung, mẹ bỉm còn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên khác như:
Dầu dừa, dầu bưởi hay dầu oliu có tác dụng chữa nứt cổ gà
+ Dùng mật ong: Mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là kháng sinh tự nhiên vừa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, vừa giúp làm mềm da và thúc đẩy quá trình tái tạo da mới. Sau khi vệ sinh sạch vùng đầu ti, mẹ hãy thoa mật ong lên da, có thể thực hiện nhiều lần/ngày.
+ Rượu hạt gấc: Hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn ngâm với rượu trắng. Dùng dung dịch này bôi lên vùng đầu ti bị nứt cổ gà sẽ giúp sát khuẩn tốt và làm da mau lành.
+ Dùng dầu bưởi, dầu dừa hoặc dầu oliu: Các loại dầu tự nhiên này cũng có tác dụng kháng khuẩn, mềm da, cung cấp độ ẩm cho da. Lưu ý, mẹ nên tránh dùng dầu có chứa vitamin E vì có thể gây kích ứng cho cả mẹ và bé.
>>Có thể bạn quan tâm: Có nên sử dụng kem trị nứt cổ gà khi đang cho con bú?