Giải mã hiện tượng đầu ti bị đau khi cho con bú

Đầu ti bị đau khi cho con bú là hiện tượng thường gặp ở mẹ bỉm sữa. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý mà mẹ không nên coi thường. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm trạng của mẹ, nguồn sữa của bé, vì vậy, để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân mẹ bị đau đầu ti khi cho con bú

Khi đầu ti bị đau, việc đầu tiên mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân vì sao? Là do mẹ hay bắt nguồn từ bé? Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do mẹ, cũng có thể do bé.

 Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu ti khi cho con bú

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu ti khi cho con bú

>>Xem thêm: Mách mẹ 6 loại kem trị nứt đầu ti an toàn khi cho con bú

Nguyên nhân từ mẹ

+ Nếu mẹ đang sử dụng máy hút sữa, hãy chú ý tới thiết bị này vì không loại trừ khả năng núm vú bị tổn thương trong quá trình sử dụng máy hút sữa.

+ Do núm vú của mẹ bị nứt và nhiễm trùng. Nguyên nhân này khá nhiều mẹ mắc phải, dân gian thường gọi là “nứt cổ gà”. 

+ Do mẹ bị cương sữa khi bé không thể bú cạn bầu sữa quá đầy.

+ Do mẹ bị mắc các bệnh ngoài da như viêm da hoặc vẩy nến.

Nguyên nhân từ bé

Đầu ti mẹ bị đau khi cho bé bú, nguyên nhân có thể là 1 phần hoặc toàn phần là do bé. Đó có thể là:

 Mẹ bị đau đầu ti có thể do bé bú sai cách

Mẹ bị đau đầu ti có thể do bé bú sai cách

+ Do bé khi bú thường ngậm, bắt vú không đúng cách làm tổn thương đầu vú của mẹ.

+ Do trong quá trình bú bé hay nhai, giằng núm vú của mẹ, dẫn tới xây xước, nứt núm vú, đầu ti bị đau.

Giúp mẹ khắc phục tình trạng đầu ti bị đau

Khi đầu ti bị đau tâm trạng của mẹ sẽ trở nên tồi tệ hơn, từ đó ảnh hưởng lớn tới cảm xúc trải nghiệm làm mẹ. Đầu ti bị đau cũng đồng nghĩa với việc mỗi lần cho con bú trở thành “cực hình”, dần dà mẹ sợ và không dám cho bé bú, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Để khắc phục tình trạng này mẹ hãy tham khảo những bí quyết sau nhé:

1.Chú trọng tới tư thế cho bé bú

Phần lớn đầu ti bị đau có thể xuất phát từ việc mẹ cho bé bú sai cách, vì vậy mẹ hãy nhớ điều chỉnh đúng tư thế khi cho con bú, và thay đổi tư thế thường xuyên sau mỗi lần cho bú để dàn trải áp lực lên những phần khác nhau của bầu vú.

 Hãy đảm bảo mẹ đang cho con bú đúng tư thế 

Hãy đảm bảo mẹ đang cho con bú đúng tư thế 

>>Xem thêm: Gợi ý 5 cách chữa “thần tốc” núm nhú hoa bị nứt khi cho con bú

Bên cạnh đó, để tạo tư thế thoải mái, mẹ nên ngồi xếp bằng thẳng gười để dễ dàng quan sát bé, không nghiêng người về phía trước để tránh gây mỏi và có thể sử dụng gối tựa lưng hỗ trợ.

Hãy khuyến khích bé mở rộng miệng để có thể ngậm bắt toàn bộ quầng vú của mẹ. Nếu bé chỉ mút núm vú hãy nhẹ nhàng đặt một ngón tay sạch vào khóe miệng của bé hoặc ấn vào cằm cho bé há miệng to ra.

Trong trường hợp bé thường xuyên cắn ti mẹ khiến đầu ti bị đau, hãy đặt ngón tay chen giữa núm vú và miệng bé, đồng thời tỏ thái độ, đặt bé nằm xuống giường, sau vài lần bị ngắt quãng có thể bé sẽ hiểu và không cắn mẹ nữa.

2. Sau khi bé bú xong

Sau khi bé đã no sữa mẹ lưu ý không nên kéo con ra quá đột ngột nếu bé không tự nhả đầu vú sau khi bú xong. Thay vào đó nên tách bé ra khỏi núm vú một cách nhẹ nhàng bằng cách chèn ngón tay vào khóe miệng, sau đó chuyển ngón tay vào bên trong miệng rồi mới đưa ra ngoài núm vú.

 Không nên kéo bé ra khỏi ti mẹ đột ngột

Không nên kéo bé ra khỏi ti mẹ đột ngột

Tiếp đến, mẹ hãy vắt vài giọt sữa và dùng tay sạch nhẹ nhàng xoa lên núm vú sai khi cho bé bú để làm dịu kích thích và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Hãy để núm vú khô tự nhiên, tránh tạo môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Mẹ nên cho bé bú thường xuyên, đừng để bé bị đói quá sẽ khiến bé cáu gắt, giằng, cắn đầu ti mỗi lần được bú.

3. Khi bé không bú

Đây là quãng thời gian để mẹ có thể vệ sinh núm vú sạch sẽ. Chỉ nên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý, tránh sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa sẽ gây kích ứng da và không có lợi cho bé yêu. 

 Khi bé không bú mẹ hãy tiến hành vệ sinh đầu ti

Khi bé không bú mẹ hãy tiến hành vệ sinh đầu ti

Nếu đầu ti bị đau quá mẹ cũng có thể chườm mát hoặc chườm nóng để cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý không nên chườm đá.

Nếu bé không thể bú cạn bầu sữa, mẹ hãy dùng tay hoặc máy vắt hết sữa ra để tránh tình trạng cương sữa và giảm độ căng, làm mềm các mô vú tạo điều kiện cho con dễ dàng mút sữa hơn.

Mặc áo ngực thoải mái và thường xuyên thay áo ngực. Nếu không cần thiết mẹ có thể không mặc áo ngực để bầu ngực được thông thoáng.

Việc sử dụng các loại kem bôi hay sản phẩm chữa đầu ti bị đau cần được tư vấn từ dược sĩ chuyên môn, mẹ không nên bôi tùy ý sẽ gây nên những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

>>Có thể bạn quan tâm: Nứt đầu ti khi cho con bú - Mẹ ơi chữa cách này ngay

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status