Núm nhũ hoa bị nứt thường xảy ra trong giai đoạn cho con bú, gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người mẹ và quá trình bú sữa của trẻ. Do đó, tình trạng này mặc dù không quá nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng cần được xử lý kịp thời và đúng cách để không làm ảnh hưởng tới mẹ và bé.
1. Dùng sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ tốt và cần thiết cho bé đâu nhé, trong một số trường hợp, loại sữa “có sẵn” này có thể trở thành nguyên liệu chữa bệnh rất tuyệt vời, chẳng hạn như chữa núm nhũ hoa bị nứt khi cho con bú.
Sữa mẹ là chất lòng vô trùng nên có khả năng làm lành vết thương
>>Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách chữa nứt cổ gà bằng mật ong tại nhà
Sở dĩ sữa mẹ có thể làm được điều này do sữa mẹ là chất lỏng vô trùng và tự nhiên nhất giúp kháng khuẩn và chữa lành vết thương, đồng thời là cách chữa đơn giản, an toàn và dễ thực hiện mà mẹ có thể làm ngay tại nhà.
Cách thực hiện như sau: Dùng chính sữa mẹ, thoa một ít lên đầu ti và để khô tự nhiên. Kiên trì áp dụng hàng ngày cho tới khi thấy đầu ti trở lại trạng thái ban đầu nhé.
2. Vệ sinh núm vú sau khi cho con bú
Núm vú bị nứt chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm nặng hơn, điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên khi mẹ muốn chữa núm vú bị nứt và giảm rủi ro nhiễm trùng chính là giữ cho bộ phận này luôn sạch sẽ, thông thoáng bằng cách vệ sinh nước muối ngay sau khi cho con bú để làm sạch nước bọt của em bé và sữa đã khô.
Sau khi cho bé bú xong mẹ cần vệ sinh núm vú bằng nước muối sinh lý
>>Xem thêm: Mẹ bỏ túi ngay 5 cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất
Sau khi vệ sinh xong dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm núm vú và để khô tự nhiên.
Lưu ý: Khi vệ sinh núm vú, mẹ tuyệt đối không dùng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất để tránh gây kích ứng và ảnh hưởng tới bé. Tốt nhất nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh núm vú mẹ nhé.
3. Chườm gạc lạnh
Khi núm nhũ hoa bị nứt sẽ gây đau và viêm, để giảm bớt cảm giác này bạn có thể sử dụng gạc lạnh hoặc miếng đắp ấm hydrogen lên núm vú, cách này có thể giảm nứt nẻ. Tuy nhiên, nếu núm vú có hiện tượng nhiễm vi khuẩn hoặc nấm bạn không nên dùng miếng đắp ẩm hydrogen vì môi trường ẩm ướt sẽ làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
Trong quá trình đắp không nên chạm tay vào núm vú vì có thể làm vi khuẩn lây lan.
4. Bôi thuốc mỡ
Để làm dịu núm vú bị nứt nẻ, mẹ cũng có thể sử dụng thuốc mỡ. Tuy nhiên khi lựa chọn, mẹ cần đọc kỹ thành phần để chắc chắn sản phẩm từ thảo dược, không có các hóa chất gây kích ứng cho mẹ, không phù hợp cho bé.
Thuốc mỡ, dầu oliu hoặc kem mỡ cừu có tác dụng chữa nứt đầu nhũ hoa
Mẹ cũng có thể dùng dầu oliu hoặc kem mỡ cừu được khuyến cáo sử dụng trong y khoa cũng có thể chữa lành tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú.
5. Sửa lại tư thế cho con bú
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến núm vú bị nứt có thể đến từ việc cho con bú sai cách. Do đó, để chữa lành vết thương mẹ nhất định phải sửa lại tư thế cho con bú theo khuyến cáo của các chuyên gia như sau:
+ Để bé tự ngậm đầu vú: Mẹ đừng quá lo lắng sợ con không biết cách ngậm đầu vú để tìm sữa, đó đã là bản năng của bé rồi. Việc của mẹ là thả lỏng cơ thể, ngồi ở tư thế hơi ngả ra sau, đặt bé nằm sấp trên ngực mẹ và để đầu trẻ sát vào vú, bé sẽ tự tìm và ngậm đầu vú.
Núm vú bị nứt có thể do tư thế cho con bú sai cách
+ Sau khi bé đã ngậm được núm vú, mẹ hãy nhẹ nhàng chỉnh lại tư thế của trẻ thay vì dứt trẻ khỏi vú. Việc này sẽ giúp quá trình bú sữa mẹ của bé không bị gián đoạn, bé sẽ không cáu và nghiến vào núm vú khiến mẹ càng đau đớn hơn.
+ Nên biết lúc nào bé đói để kịp thời cho bú, bởi nếu bị đói bé cũng sẽ cáu gắt, khi bú sẽ ngấu nghiến khiến mẹ bị đau đớn.
+ Đôi khi nguyên nhân nứt đầu ti lại đến từ việc bé bị tưa lưỡi, nấm lưỡi khiến vi khuẩn từ miệng bé xâm nhập vào đầu ti mẹ gây ra viêm nhiễm, nứt nẻ. Do đó, mẹ cần rơ lưỡi vệ sinh sạch cho bé hàng ngày nhé.
>>Có thể bạn quan tâm: Nứt cổ gà là gì? Cách trị nứt cổ gà an toàn khi cho con bú