Ở thời điểm thai nhi 24 tuần, da của bé đã bắt đầu căng hơn do được tích mỡ, đồng thời tóc cũng mọc dày. Trông con yêu lúc này chả khác nào như một em bé sơ sinh đích thực khi chào đời. Cùng với đó, cơ thể mẹ cũng có rất nhiều thay đổi, kích cỡ bụng mẹ to hơn, vì thế mẹ càng cần phải chú ý hơn đến việc đi lại, chăm sóc ăn uống cho tốt .
Những thay đổi của thai nhi 24 tuần tuổi
Bước sang giai đoạn này lớp da dưới mỡ đã bắt đầu tích mỡ nên làn da của con yêu sẽ không còn nhăn nheo như trước nữa. Thay vào đó da bé sẽ dần căng ra và trông giống như trẻ sơ sinh hơn. Trong các tuần tới da bé cũng sẽ tiếp tục trở lên đầy đặn hơn.
Không những thế khi thai nhi 24 tuần tuổi là lúc tóc bé rất phát triển, bé mọc tóc nhiều hơn. Thậm chí màu sắc tóc của bé hoặc dạng tóc của con cũng hình thành rõ nét, qua siêu âm mẹ có thể nhận thấy được điều này nhé.
Thai nhi 24 tuần tuổi sẽ mọc tóc dày hơn và biết mở hé mắt.
Cũng trong giai đoạn này bé vẫn tiếp tục phát triển đều đặn. Điển hình nhất là não bộ của bé đang trong quá trình hoàn thiện, các dây thần kinh có độ kết nối tốt hơn. Đồng thời vị giác của bé yêu cũng đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong các tuần tiếp theo.
Lúc này em bé vẫn đang nhận oxy thông qua nhau thai. Cho tới khi bé được sinh ra là phổi của bé sẽ bắt đầu hoạt động cũng thư thực hiện nạp oxy, tự hít thở.
Bên cạnh đó mắt của bé lúc này cũng đã bắt đầu mở ra, ở hai bên mí mắt đã không còn dính chặt vào nhau nữa. Thay vào đó mắt bé dần mở và học cách nhắm lẫn cách mở, bé học cách chớp mắt và tập trung điểm nhìn trong tuần thai tiếp theo.
Thai nhi 24 tuần tuổi đạp nhiều hơn với tần suất và mức độ cao hơn so với các tuần trước. Bởi vì chân tay, xương khớp của bé đã cứng hơn nhiều, việc gập chân tay, nhào lộn cũng diễn ra thường xuyên liên tục. Thậm chí mẹ có thể cảm nhận rõ được các hoạt động nhào lộn này của con yêu ở trong bụng mình. Một số thai nhi 24 tuần tuổi còn có khả năng tự di chuyển ngược xuống dưới rồi lại trồi lên trong nước ối.
Đồng thời cân nặng thai nhi 24 tuần cũng tăng lên rõ rệt so với các tuần trước đó. Trọng lượng của bé lúc này khoảng 600 cho tới 680g, chiều dài của bé tính từ đầu đến gót chân dài khoảng 34cm. Trông bé đúng như em bé sơ sinh thực thụ rồi các mẹ nhé!
Mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 24 tuần?
Sự thay đổi lớn nhất của mẹ lúc này đó là tim của mẹ sẽ đập nhanh hơn. Sở dĩ tim đập nhanh hơn và hoạt động nhiều hơn là để cung cấp đủ lượng máu cấp cho thai nhi. Tức là lúc này lượng máu mà bé cần sẽ tăng khoảng 25% so với trước. Do đó mẹ dễ gặp phải triệu chứng như sưng phù ngón tay, sưng ngón chân và sưng mắt cá chân.
Mang thai giai đoạn 24 tuần chân tay mẹ sẽ sưng phù hơn.
Đồng thời cũng trong tuần này mẹ sẽ thấy xuất hiện các cơn co thắt Braxton Hicks hay còn gọi là co thắt tử cung. Cơn đau này diễn ra với tần suất nhiều hơn khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và bị mất dần sức lực. Để làm giảm bớt tình trạng này các mẹ nhớ hạn chế cúi người, tránh quan hệ tình dục và tránh leo cầu thang.
Khi thai nhi 24 tuần tuổi, mẹ cũng sẽ thay đổi rõ rệt về mái tóc, mái tóc của mẹ lúc này sẽ trở lên óng ả và mượt hơn so với trước khi mang thai. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là bởi hóoc-môn trong cơ thể mẹ thay đổi làm tóc mọc dày lên mỗi ngày.
Bên cạnh đó tử cung mẹ to hơn khiến kích thước vòng bụng lộ ra rõ rệt. Cũng vì thế mà việc di chuyển của mẹ rất khó khăn, đứng lâu một lúc là thấy mệt và khó chịu. Vì thế mẹ tránh đứng lâu, tránh mang vác các vật nặng.
Ngoài ra trong thời gian mang thai 24 tuần tuổi, các mẹ có thể gặp phải hiện tượng ngứa ở vùng bụng, đặc biệt là cơn ngứa này sẽ ngày càng nặng hơn theo thời gian. Nhưng mẹ nhớ không nên gãi nhé, thay vào đó hãy dùng các sản phẩm bôi chống rạn để đỡ ngứa hơn mẹ nhé!
Những lưu ý khi mang thai 24 tuần mẹ nên biết
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn 24 tuần tuổi.
Khi thai nhi 24 tuần mẹ cần phải đi kiểm tra sức khoẻ thai ở bệnh viện để siêu âm và làm các xét nghiệm. Xét nghiệm quan trọng nhất ở giai đoạn thai 24 đến 28 tuần tuổi đó là xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose trong máu, qua đó giúp xác định xem mẹ bầu có bị tiểu đường trong thai kỳ hay không. Nếu phát hiện sớm sẽ có cách xử lý kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Ngoài ra các mẹ lưu ý ăn uống tốt, bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu chất sắt, canxi, kẽm, magie và acid béo để giúp bé yêu phát triển tốt nhất.