Thai nhi 16 tuần sẽ có những sự thay đổi và bứt phá cả về cân nặng lẫn chiều dài cơ thể. Trông bé có vẻ cứng cáp hơn, bộ phận sinh dục cũng hiển thị rõ để mẹ chẩn đoán được giới tính của bé yêu. Bên cạnh đó còn rất nhiều thay đổi khác khiến mẹ bất ngờ và muốn khám phá.
Thai nhi 16 tuần phát triển như thế nào?
- Chân và cả tay của bé đã phát triển dài hơn rất nhiều so với các tuần đầu tiên, thậm chí bé có thể di chuyển tự do dễ dàng và xoay chuyển được các khớp. Vì thế thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy bé nắm tay và mút ngón cái, đôi chân cựa quậy khi đi siêu âm.
- Ở giai đoạn thai nhi 16 tuần tuổi cũng là lúc tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển.
Thai nhi 16 tuần tuổi là lúc xương của bé đang trở lên cứng cáp hơn.
- Đồng thời xương của bé lúc này cũng đang chuyển dần từ dạng sụn dẻo chuyển thành xương cứng cáp hơn. Do vậy giai đoạn này mẹ cần chú ý bổ sung thêm canxi và xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh.
- Không chỉ chân phát triển dài hơn mà phần đầu của bé cũng ngẩng lên rõ hơn so với thời gian trước. Lúc này các mảng da đầu đã bắt đầu cố định nhưng tóc thì chưa thấy rõ, các móng chân cũng hình thành rõ nét hơn.
- Trái tim nhỏ bé của con yêu đã hoạt động tốt hơn, tim bé hoạt động hết công suất và đã có thể bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày và lưu lượng này sẽ càng tăng dần theo sự phát triển của bé. Do đó khi đi siêu âm mẹ có thể nghe rõ được nhịp tim thai nhi.
- Cũng trong thời điểm thai nhi 16 tuần các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể bé như thận, gan, lá lách, dạ dày và ruột… đang dần hoàn thiện và hoạt động rất tích cực qua mỗi ngày để con hoàn thiện sớm.
- Bên cạnh đó khi thai nhi 16 tuần tuổi thì não bộ của con cũng đã phát triển nhiều hơn. Cụ thể là các dây thần kinh đã có kết cấu phức tạp để ghi nhớ được mọi thứ. Vì thế mà ở giai đoạn này các mẹ có thể sử dụng các phương pháp thai giáo để giúp con yêu hình thành các thói quen tốt, giúp bé cảm thấy vui vẻ hơn khi chào đời.
- Ngoài ra ở tuần thai thứ 16 này mẹ cũng đã bắt đầu nghe được một số chuyển động của con, đó có thể là tiếng gõ hoặc tiếng lạch cạch do bé đang khua tay chân va vào bụng.
Thai nhi 16 tuần cân nặng bao nhiêu?
Các chuyên gia y tế cho rằng, bước sang tuần thứ 16 là thai nhi đã dài được khoảng 13cm tính từ chóp đầu đến mông. Đồng thời bé sẽ nặng khoảng 140gram. Tuy nhiên cũng tuỳ từng bé mà cân nặng có thể ít hơn, dao động khoảng 120g cho tới 140g, cũng có bé lớn hơn do được chăm sóc và hấp thu tốt.
Thai nhi 16 tuần nặng khoảng 120g đến 140g.
Mang thai tuần thứ 16 được xem là một mốc quan trọng trong thai kỳ, lúc này mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận rõ được sự chuyển động của bé ở trong bụng. Mẹ dễ dàng cảm nhận được những chuyển động này khi mẹ nằm xuống hoặc ngồi im, giai đoạn này bé đủ lớn nên các hoạt động của con ở bên trong cũng khiến mẹ cảm nhận rõ hơn.
Mẹ thay đổi ra sao khi thai được 16 tuần?
Ở thời điểm mang thai 16 tuần này tử cung của mẹ đã phát triển lớn hơn theo sự phát triển kích thước của thai nhi. Lúc này tử cung mẹ đã to bằng một quả dưa lưới xinh xinh, đồng thời đỉnh tử cung cũng đã gần chạm tới rốn. Do đó khi đi khám thai bác sỹ sẽ tiến hành đo chiều dài tử cung để giúp xác định xem thai nhi phát triển bình thường không.
Không chỉ tử cung mở rộng mà khi thai nhi 16 tuần tuổi cũng gây áp lực lên vùng xương chậu. Do vòng bụng lớn hơn nên mẹ có thể thấy dễ bị mất thăng bằng, mẹ nhớ phải đi giày dép thấp, di chuyển cẩn thận để tránh bị trượt ngã. Cũng ở thời điểm này mắt của mẹ sẽ bị khô hơn nên mẹ cần dùng nước nhỏ mắt để chống khô mắt,
Kích thước tử cung của mẹ cũng lớn hơn khi thai được 16 tuần tuổi.
Ngoài ra mẹ cũng ăn nhiều hơn ở giai đoạn này bởi bé đang phát triển nhanh, bé cần nhiều dinh dưỡng để trưởng thành nên khiến mẹ nhanh cảm thấy đói. Vì thế mẹ cần nhớ chuẩn bị thật nhiều đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng, lên sẵn thực đơn hàng ngày để giúp đảm bảo ăn đủ chất, cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé yêu phát triển tốt nhất.
Ngoài ăn uống, mẹ bầu mang thai thai nhi 16 tuần tuổi cũng cần bổ sung thêm canxi dạng viên uống hoặc dạng uống để xương tóc bé phát triển. Nhớ uống thêm cả sữa dành cho bà bầu để hỗ trợ đủ chất cho sự phát triển xương của bé.