https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Những điều mẹ nên biết khi mang thai 29 tuần tuổi

Những điều mẹ nên biết khi mang thai 29 tuần tuổi

Thai 29 tuần tuổi là lúc cơ thể bé đã phát triển tương đối hoàn thiện, bé đã có đủ hình hài giống như một em bé bình thường. Thậm chí ngay lúc này nếu vì một lý do nào đó mà bé phải chào đời sớm thì con yêu cũng hoàn toàn có thể sống tốt được ở môi trường bên ngoài.

Các chỉ số phát triển của thai 29 tuần tuổi

- Bước vào tuần mang thai thứ 29 bé yêu của bạn đã nặng khoảng 1,4kg, bé dài khoảng 40cm tính từ đầu tới chân, trông bé tương đương một bắp súp-lơ lớn.

- Đồng thời chỉ số nước ối hiện tại đang bao quanh bé khoảng 0,8 lít nước ối. Tuy nhiên khối lượng nước ối này sẽ bị giảm đi khi bé lớn lên qua từng ngày và khi bé chiếm nhiều không gian hơn ở trong tử cung.

 Thai 29 tuần tuổi là giai đoạn bé phát triển thị lực và mầm răng.

Thai 29 tuần tuổi là giai đoạn bé phát triển thị lực và mầm răng.

- Khi thai được 29 tuần tuổi cũng là thời gian các mô mỡ trong cơ thể thai nhi phát triển dần, vì thế trông bé sẽ đầy đặn hơn, bụ bẫm hơn và rất đáng yêu. Ngoài việc làm da bé được căng, giảm nhăn nheo thì lượng chất béo dưới da còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể bé sau khi chào đời.

- Giai đoạn thai 29 tuần tuổi là lúc thị lực của con yêu tiếp tục phát triển dần và hoàn thiện. Bé vẫn có các hoạt động nháy mắt, chớp mắt, cảm nhận được ánh sáng. Ngay cả khi được sinh ra bé vẫn sẽ ngủ nhiều và khi mở mắt bé sẽ phản ứng với sự thay đổi của ánh sáng, nhưng lúc đó chỉ thấy được những thứ nằm cách mặt bé khoảng 10cm. 

- Một sự thay đổi nữa ở tuần thai này đó là em bé đã bắt đầu hình thành răng. Tuy nhiên đây chỉ là mầm răng vẫn còn nằm trong lợi, cho tới khi bé sinh ra được tầm 4-5 tháng trở đi thì mầm răng mới bắt đầu phát triển và trở thành chiếc răng sữa đầu tiên.

- Bên cạnh đó những hoạt động nhào lộn, đạp, đá của thai nhi vẫn diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn. Em bé dành nhiều thời gian ngủ vào ban ngày và thường hoạt động vào ban đêm, vì thế mà mẹ dễ bị tỉnh giấc giữa đêm đấy nhé.

- Thú vị hơn, thời điểm thai 29 tuần tuổi này não bộ của thai nhi sẽ tiếp tục phát triển, đồng thời các tế bào thần kinh sẽ tiếp tục sản sinh, bé sẽ có hàng trăm hàng tỷ tế bào thần kinh. Điều đó đã kích thích não bộ bé trong thai kỳ để bé năng động hơn.

Cuộc sống của mẹ sẽ thay đổi gì khi mang bầu 29 tuần?

Không chỉ bé yêu mà cơ thể của mẹ cũng sẽ có rất nhiều thay đổi trong giai đoạn thai 29 tuần này. Lúc này mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn, nhất là những lúc khó ngủ, ban đêm hay bị giật mình tỉnh giấc bởi các hoạt động của em bé trong bụng.

Nhiều mẹ bầu còn bị vụng về hơn bình thường bởi vì trọng lượng dồn ở bụng bầu tăng cao đã khiến cho trọng tâm cơ thể của mẹ thay đổi. Kèm theo sự thay đổi của hormone khiến các dây chằng và khớp xương lỏng hơn khiến các mẹ dễ mất thăng bằng.

 Mang thai tuần thứ 29 khiến mẹ mệt mỏi, nặng nề do kích thước thai lớn.

Mang thai tuần thứ 29 khiến mẹ mệt mỏi, nặng nề do kích thước thai lớn.

Cũng trong giai đoạn thai này, mẹ sẽ bị sưng phù nề chân rõ rệt, chân bị tích nước và bị sưng to hơn hẳn. Các cơn chuột rút cũng xảy đến liên tục, nhất là ban đêm khi ngủ.

Không chỉ vậy mẹ còn bắt đầu xuất hiện các vết rạn ở mông, ngực và bụng. Tuỳ theo cơ địa của mỗi mẹ bầu mà các vết rạn này sẽ mờ hoặc đậm, nhiều hoặc ít. 

Thêm vào đó, khi thai 29 tuần tuổi thì sữa non trên ti mẹ cũng bắt đầu xuất hiện. Mẹ sẽ thấy sữa non chảy ra có màu vàng nhạt và nhìn trong suốt, đây chính là nguồn dinh dưỡng lý tưởng dành cho trẻ sơ sinh. Nhất là với người mang thai lần đầu sữa non sẽ càng nhiều.

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai 29 tuần tuổi

- Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi ngày một tăng cao các mẹ chú ý bổ sung nhiều canxi, chất đạm, axit folic, vitamin C, sắt. Bởi vì lúc này xương khớp và răng của trẻ đang cần nhiều canxi để phát triển. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 250g canxi để giúp bộ xương của bé cứng cáp hơn.

 Thai nhi 29 tuần tuổi cần được bổ sung nhiều canxi và sắt.

Thai nhi 29 tuần tuổi cần được bổ sung nhiều canxi và sắt.

- Để hạn chế vết rạn da xuất hiện, các mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu oliu bôi vào các vị trí bụng, ngực và mông trước khi đi ngủ.

- Tăng cường uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, ngăn chặn táo bón và tránh tình trạng thiếu hụt nước ối.

- Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi giúp bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu cho bé phát triển, tránh các hiện tượng táo bón.

- Nên đi siêu âm 2D hoặc 3D định kỳ để kiểm tra sự phát triển của em bé.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46