Thai 35 tuần tuổi là thời điểm mẹ và thai nhi đang bước sang giai đoạn mới, thời gian mẹ và bé được gặp nhau đang đến gần kề. Kéo theo đó bé cũng sẽ có một số sự thay đổi để hoàn thiện hơn trước khi chào đời.
Thai 35 tuần tuổi có những đột phá mới nào?
Theo các chuyên gia y tế, thai nhi ở tuần thứ 35 đang tăng cân rất đều đặn, trung bình mỗi ngày bé tăng gần 30gr. Nhìn chung tới thời điểm này bé yêu đã nặng khoảng 2,7kg và có độ dài hơn 47cm, trông bé giống như một quả dừa.
Đặc biệt bước sang tuần này, lớp lông tơ ở trên da của bé đang rụng dần, cho tới khi bé ra đời là lớp lông này sẽ biến mất. Con yêu cũng đã nuốt vào nước ối cùng các chất bài tiết khác, tạo ra một hỗn hợp màu đen được gọi là phân su. Phân su đen này chính là kết quả của hoạt động bài tiết đầu tiên của bé yêu sau khi chào đời.
Thai 35 tuần đã xoay đầu và tụt xuống thấp dưới âm đạo.
Nhìn chung thì thai 35 tuần tuổi về cơ bản đã phát triển tương đối hoàn thiện, phổi của bé có thể tự hô hấp tốt ở môi trường bên ngoài. Đồng thời thận cũng đã phát triển đầy đủ, bộ phận gan đã có thể xử lý được một số chất thải. Lớp mỡ dưới da cũng sẽ tiếp tục phát triển để tạo lên một hình hài hoàn thiện hơn cho bé.
Đặc biệt sự thay đổi lớn của thai nhi ở tuần này đó là bé đã xoay đầu xuống dưới tử cung và âm đạo, bé đã định vị đúng với tư thế đầu quay xuống dưới vùng chậu. Khoảng 97% trẻ sơ sinh sẽ đạt được tư thế này khi mang thai 35 tuần, những vẫn có một số bé nằm ở tư thế sinh ngược, tức là mông hoặc chân sẽ ra đầu tiên và thường là phải sinh mổ.
Mẹ thay đổi ra sao khi con yêu được 35 tuần?
Khi tuần mang thai thứ 35 đến thì mẹ sẽ thấy dễ thở hơn, các triệu chứng ợ nóng cũng bớt dần do bé bắt đầu lọt xuống vùng chậu. Quá trình này người ta gọi là sa bụng và sẽ xảy ra khoảng vài tuần trước khi mẹ chính thức chuyển dạ nếu đó là con so. Nhưng với các mẹ mà sinh con dạ thì quá trình này có thể không xảy ra.
Đồng thời lúc này mẹ cũng sẽ thấy áp lực ở vùng bụng dưới tăng lên rõ rệt do bé đã lọt xuống dưới. Cũng vì thế việc đi lại sẽ khó khăn và thêm nặng nề, mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nhiều mẹ còn thấy áp lực ở âm đạo và khó chịu.
Mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn do thai nhi đang tụt xuống dưới.
Bên cạnh đó khi thai 35 tuần tuổi thì các cơn co thắt tử cung cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Vì thế mẹ cần theo dõi sức khoẻ và các dấu hiệu, nếu có dấu hiệu chuyển dạ cần phải đến viện càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.
Không những vậy nhiều mẹ còn phải chịu đựng các cơn đau đầu và chóng mặt. Nguyên nhân là do thai nhi ở trong bụng quá lớn nên đã chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu, từ đó làm giảm lưu thông của máu lên não nên mới gây đau đầu.
Các hiện tượng phù chân, sưng mắt cá chân cũng xuất hiện tiếp từ các tuần trước. Nhưng nếu mà kèm theo dấu hiệu đau đầu, đau bụng,.. thì có thể là dấu hiệu của việc tăng huyết áp trong thai kỳ. Hoặc nếu bị hoa mắt, chóng mặt có thể là triệu chứng của huyết áp thấp thai kỳ, mẹ cần gặp bác sỹ để khám tránh chủ quan.
Mang thai 35 tuần tuổi nên ăn gì là tốt nhất?
Thời điểm thai 35 tuần tốt nhất mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin cũng như khoáng chất, điển hình là canxi giúp bé phát triển xương và các cơ quan chức năng. Một số thực phẩm giàu sắt và canxi dành cho mẹ bầu 35 tuần tuổi như:
+ Các loại rau có lá màu xanh thẫm
+ Các loại trái cây hoa quả mọng như dâu tây, cam, chuối, quýt
+ Nên ăn các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu
+ Ăn các loại hoa quả sấy khô
+ Bổ sung thịt gà, thịt bò, trứng gà, sữa tươi và các loại đậu hạt, đậu phụ.
Mang thai tuần thứ 35 cần bổ sung đủ canxi, sắt và các vitamin cần thiết.
Bên cạnh đó mẹ cũng cần bổ sung thực phẩm giàu carbonhydrates và lipid giúp thai nhi hình thành lớp mỡ ở dưới da cũng như kích thích hoạt động các cơ quan chức năng, giúp bé phát triển trí não trong 3 tháng cuối. Ví dụ như khoai tây, khoai lang, ngũ cốc, bánh mì nguyên cám, trứng và đậu phộng…
Thai 35 tuần tuổi cũng cần bổ sung thêm chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón, giúp tiêu hoá tốt hơn. Điển hình như ngô, gạo lức, rau xanh, thanh long, bơ, đậu đen, đậu trắng, bông cải xanh hay cần tây…
Ngoài ra mẹ nhớ uống nhiều nước, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no một lúc sẽ gây khó chịu cho dạ dày.