https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Một số thay đổi của thai 26 tuần tuổi các mẹ nên biết

Một số thay đổi của thai 26 tuần tuổi các mẹ nên biết

Thai 26 tuần tuổi đã có trọng lượng gần tương đương với một quả dừa khô, bé nặng tầm hơn 800gram, dài khoảng 36cm nếu tính từ đầu tới chân. Vậy là chỉ khoảng 3 tháng nữa thôi là mẹ có thể gặp được bé ở ngoài đời, cũng ở giai đoạn này bé có một số thay đổi nhất định để hoàn thiện hơn các bộ phận bên trong cơ thể.

Thai 26 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Lúc này hầu hết các cơ quan trong cơ thể bé như phổi, dạ dày, thận và não của bé đang hoạt động rất tích cực, nhất là mô não phát triển tốt. Do vậy mà các hoạt động như mút tay, chớp mắt, bé xoay người, nhào lộn hay nấc cụt... cũng diễn ra thường xuyên hơn. Các mẹ cũng có thể nhìn thấy rõ được những hành động này khi mẹ đi siêu âm.

 Thai nhi 26 tuần đã có thể mở mắt và nấc cụt.

Thai nhi 26 tuần đã có thể mở mắt và nấc cụt.

Cũng ở tuần thai này, em bé sẽ biết ngủ và thức một cách đều đặn nhất, bé biết mở mắt và nhắm mắt, mút ngón tay liên tục. Mặc dù lúc này phổi chưa thực sự trưởng thành nhưng nếu bé không may sinh sớm ở tuần này thì phổi của bé vẫn có khả năng hoạt động được với sự trợ giúp của các thiết bị y tế.

Thai 26 tuần tuổi là giai đoạn hay xảy ra hiện tượng nấc cụt trong bụng mẹ. Các cơn nấc cụt này thường sẽ chỉ kéo dài khoảng một vài phút và không gây bất cứ nguy hại gì cho bé. Do đó mẹ chỉ cần thư giãn một chút là sẽ thấy hết.

Trong tuần này não bộ của thai nhi tiếp tục có bước tiến mới với sự hình thành thêm những nếp nhăn trong não. Đó chính là các khối tròn lồi lõm cùng các tế bào não tăng trưởng một cách liên tục cho tới khi bé chào đời. 

Không chỉ vậy khi thai nhi được 26 tuần là lúc tóc bé sẽ bắt đầu mọc nhanh hơn và dày hơn, tuy nhiên cũng có nhiều bé tóc mọc ít. Đồng thời hệ thống dây thần kinh trong cơ thể bé đã chằng chịt hơn, thính giác của bé phát triển để nhận biết âm thanh bên ngoài.

Ngoài ra thai 26 tuần tuổi vẫn đang tiếp tục hoạt động trao đổi nước ối, luyện tập các hoạt động của phổi giúp bé dễ dàng hít thở khi chào đời. 

 Nhìn chung ở giai đoạn này, thai nhi chủ yếu tập trung hấp thụ chất béo nhằm hoàn thiện lớp mỡ ở dưới da cho tới các ngày cuối của thai kỳ. Cũng lúc này bộ phận sinh dục của bé gái đã hoàn thiện, còn bé trai sẽ cần 1 tuần nữa để tinh hoàn di chuyển xuống bìu.

Thai 26 tuần tuổi mẹ thay đổi ra sao?

Không chỉ con phát triển mà mẹ cũng có những thay đổi mới. Vòng bụng lúc này đã lớn hơn trước nên mẹ cần phải mặc quần áo rộng rãi, đi dép thấp, hạn chế đi lại nhiều.

 Theo dõi các dấu hiệu tiền sản giật khi thai nhi 26 tuần tuổi.

Theo dõi các dấu hiệu tiền sản giật khi thai nhi 26 tuần tuổi.

Huyết áp của mẹ trong tuần này có thể sẽ tăng cao hơn một chút. Nhưng nếu có biểu hiện sưng tấy đau ở bàn chân, mắt cá chân, tăng cân quá nhanh, bị thay đổi thị lực,…thì mẹ cần đi khám ngay bởi đó là dấu hiệu của tiền sản giật.

Khi thai 26 tuần tuổi, mẹ sẽ thấy hiện tượng đau mỏi và nhức khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Điều này xảy ra là do tử cung và cơ bụng của mẹ giãn nở hết mức nên dẫn đến sự chèn ép dây thần kinh, là nguyên nhân gây ra giãn khớp và giãn tĩnh mạch. 

Đồng thời tuyến sữa của mẹ sẽ tiết sữa non nhiều hơn, bầu ngực trông lớn hơn, căng cứng hơn, nhưng chỉ vài ngày là sẽ hết. Mẹ cũng tránh ngồi xổm hoặc gập người bởi như thế sẽ dễ bị sa tử cung và rỉ ối làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 26 tuần

- Lúc này các cơn ốm nghén đã qua đi, mẹ hãy cố gắng ăn uống cho tốt, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để con yêu phát triển. Ưu tiên thực phẩm giàu DHA, omega 3, omega 6, canxi, sắt, kẽm, magie (cá, trứng, sữa, các loại thịt, ngũ cốc…)

- Mẹ có thể ngâm mình ở trong bồn nước ấm nóng, cho thêm các loại tinh dầu thiên nhiên để giúp cơ thể thư giãn, kích thích lưu thông máu, đỡ mệt mỏi và dễ chịu hơn.

- Trong giai đoạn thai 26 tuần tuổi là bụng mẹ đã lớn nên mẹ nhớ tuyệt đối không được khiêng vác các vật nặng, tránh hoạt động khom lưng hoặc ngồi xổm sẽ khiến cho tình trạng đau lưng của mẹ thêm nghiêm trọng.

 Kiểm tra cân nặng thường xuyên khi mang thai.

Kiểm tra cân nặng thường xuyên khi mang thai.

- Khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái, nên sử dụng gối ôm bà bầu để giúp nâng đỡ bụng bầu, giúp mẹ có được giấc ngủ ngon hơn.

- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc để ngăn chặn tình trạng táo bón, khó tiêu ở bà bầu.

- Ngoài ra nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như ra máu âm đạo, đau bụng kéo dài, chân tay sưng phù hoặc bị lên cân quá nhanh thì phải đi kiểm tra ngay. Tránh trường hợp có thể thai doạ sinh non hoặc tiền sản giật rất nguy hiểm.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status