Với những mẹ đang cho con bú, hiện tượng nứt cổ gà diễn ra phổ biến. Nếu tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn tác động tới nguồn sữa của bé, do vậy áp dụng ngay 5 cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất dưới đây sẽ giúp mẹ nhanh chóng giải tỏa được nỗi lo lắng này.
1.Dùng nhựa sung
Nhựa sung là cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất theo kinh nghiệm dân gian. Theo đó, mẹ hãy lấy 1 tờ giấy cuộn lại thành hình nón sau đó hứng nhựa từ cây sung và cho chảy trực tiếp vào phần núm vú bị nứt, sau đó lấy cái nón đó úp vào phần núm vú rồi vứt đi. Kiên trì làm từ 2-3 lần mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa nứt cổ gà bằng nhựa sung
>>Xem thêm: Cách dùng miếng dán chuyên dụng cho mẹ bị nứt cổ gà
2. Dùng mật ong
Trong mật ong có chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Đồng thời nguyên liệu này rất giàu chất dưỡng ẩm làm mềm da nên khi bôi sẽ hỗ trợ làm lành nhanh vết thương, giúp vết thương nhanh liền và lên da non, phần da xung quanh núm vú cũng mềm và ẩm hơn.
Để sử dụng mật ong, bạn vệ sinh núm vú bằng nước muối sinh lý, sau đó thấm thật khô đầu ti và tiến hành thoa mật ong lên. Nên dùng sau mỗi lần cho con bú để nhanh thấy hiệu quả.
3. Dùng mỡ cừu
Đây là cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất được nhiều mẹ áp dụng. Mỡ cừu giúp làm ẩm và mềm da, nhanh liền vết thương. Tuy nhiên khi sử dụng mỡ cừu mẹ nên dừng việc cho con bú cho tới khi tình trạng nứt cổ gà khỏi hẳn.
Trà xanh giúp vết nứt cổ gà nhanh khô miệng và se lại
>>Xem thêm: Có nên sử dụng kem trị nứt cổ gà khi đang cho con bú?
4. Dùng túi trà xanh
Trong trà xanh có chứa chất tanin giúp vết thương nhanh khô miệng và se lại. Tuy nhiên nếu trong quá trình sử dụng trà xanh mẹ vẫn cho con bú sẽ gây phản tác dụng, khiến vết thương trầm trọng hơn. Do đó, khi chữa nứt cổ gà với trà xanh mẹ lưu ý nên dừng cho con bú tới khi khỏi hẳn nhé.
5. Dùng rau ngót
Đây cũng là mẹo dân gian được các chị em truyền tai nhau để chữa nứt cổ gà. Theo đó mẹ bỉm dùng 1 nắm rau ngót rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước thoa lên vùng da bị nứt cổ gà. Nên thực hiện cho tới khi thấy vết thương khỏi hẳn mới dừng.
6. Dùng sữa mẹ
Phương pháp rất đơn giản, dễ áp dụng nhưng cũng rất hiệu quả. Mẹ hãy vắt vài giọt sữa ra tay rồi thoa đều lên vùng núm vú bị nứt. Các thành phần kháng sinh tự nhiên trong sữa mẹ sẽ giúp làn da mềm hơn và nhanh liền vết nứt.
Lá tía tô chữa nứt cổ gà
>>Xem thêm: https://oaoa.vn/oatrumkids/huong-dan-me-cach-chua-nut-co-ga-bang-mat-ong-tai-nha
7. Dùng lá tía tô
Để chữa nứt cổ gà, mẹ có thể dùng lá tía tô theo cách sau: Đầu tiên lấy củ hành già đun sôi cùng chút muối, dùng nước này vệ sinh thật sạch vùng da bị nứt cổ gà. Sau đó bạn lấy 20 lá tía tô đem rửa sạch đốt cháy thành than rồi rắc đều lên đầu ti bị nứt.
Lưu ý cần nhớ khi mẹ bị nứt cổ gà
+ Khi bị nứt cổ gà, mẹ nên ngừng cho bé ti bên bị nứt cho tới khi điều trị khỏi. Trong thời gian này mẹ cho bé ti bên còn lại để đảm bảo nguồn sữa cho bé không bị ảnh hưởng.
+ Trong trường hợp bị nứt cổ gà cả 2 bên ti thì sao? Mẹ vẫn nên dừng việc cho bú để chữa vết thương. Mẹ vẫn có thể đảm bảo đủ lượng sữa cho bé ăn bằng cách vắt sữa ra bình cho bé ti.
+ Bên cạnh việc áp dụng cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất, mẹ hãy kiểm tra xem tư thế cho con bú đã đúng cách chưa? Bởi nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do bé bú sai cách. Nếu bé bú đúng cách tình trạng nứt đầu ti sẽ được hạn chế đáng kể.
+ Nếu vùng da bị nứt đầu ti bị đau quá hoặc mưng mủ, mẹ nên đến các cơ sở y tế để kịp thời thăm khám và điều trị, tránh gây nhiễm trùng nguy hiểm.
>>Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ 6 loại kem trị nứt đầu ti an toàn khi cho con bú