Kích thước thai nhi theo tuần tuổi và mức tăng cân chuẩn cho mẹ bầu

Cân nặng của cả mẹ và con trong suốt thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển khi thai nhi chào đời. Mẹ bầu cần quan tâm đến nhiều yếu tố như nghỉ ngơi, làm việc và dinh dưỡng giúp cả mẹ và con đảm bảo sức khỏe trong quá trình mang thai.

1.     Bảng đo kích thước thai nhi theo tuần giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Chỉ trong khoảng 12 -24 giờ sau khi rụng trứng với một tinh trùng duy nhất quá trình thụ thai đã diễn ra. Nhau thai hình thành và là nguồn cung cấp dưỡng chất duy nhất của thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Trong 4 tuần đầu tiên của thai kỳ nếu không có kinh nghiệm hoặc không theo dõi tỉ mỉ chắc chắn bạn sẽ không nhận ra mình đang có thai. Do đó đa số mẹ bầu trong thời gian này thường bị thiếu máu, vitamin nên thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt.  

Đối với thai phụ đây là thời gian mệt mỏi và dài nhất trong chu kỳ mang thai. Thời gian của tam cá nguyệt thứ nhất được tính từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 12.   

Tuần tuổi    

          Chiều dài             Trọng lượng         Tuần tuổi         Chiều dài                Trọng lượng                 
Thai 1 tuần   

      Trứng được thụ tinh,

       Phôi thai được hình thành,

       Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng

 Thai 7 tuần 

                    Phôi thai hoàn thành
Thai 2 tuần

 Thai 8 tuần     

              1,6cm               1g
Thai 3 tuần 

 Thai 9 tuần 

              2,3cm               2g
Thai 4 tuần

 Thai 10 tuần  

              3,1cm               4g
Thai 5 tuần       Hệ thần kinh chưa hình thành

 Thai 11 tuần

              4,1cm               7g
Thai 6 tuần

 Thai 12 tuần

              5,4cm  

 2. Kích thước thai nhi theo tuần tuổi trong tam cá nguyệt thứ hai

Tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn bớt mệt mỏi của thai phụ, khi lúc này thai nhi đang trong quá trình phát triển ổn định. Các cơ quan quan trọng, cùng hệ thần kinh được hình thành đầy đủ trong những tuần tiếp theo của chu kỳ trước. 

Thời gian này thai nhi sẽ tăng trưởng cân nặng và kích thước khá nhanh. Đồng thời hệ xương dần được hình thành nên mẹ có thể cảm nhận được rất rõ ràng từng cử động của thai nhi.   

  Tuần tuổi

  Chiều dài   Trọng lượng   Tuần tuổi   Chiều dài   Trọng lượng
  Tuần 13   7,4cm   23gram   Tuần 21   26,7cm   360gram
  Tuần 14   8,7cm   43gram   Tuần 22   27,8cm   430gram
  Tuần 15   10,1cm   70gram   Tuần 23   28,9cm   501gram
  Tuần 16   11,6cm   100gram   Tuần 24   30cm   600gram
  Tuần 17   13cm   140gram   Tuần 25   34,6cm   660gram
  Tuần 18   14,2cm   190gram   Tuần 26   35,6cm   760gram
  Tuần 19   15,3cm   240gram   Tuần 27   36,6cm   975gram
  Tuần 20   16,4cm   360gram   Tuần 28   37cm   1.005gram

3. Kích thước thai nhi theo tuần ba tháng cuối

Ba tháng cuối của thai kỳ là thời gian dài nhất của thai phụ khi cơ thể tăng trọng lượng cũng như kích thước bụng bầu một cách đáng kể. Đối với thai nhi lúc này những bộ phận quan trọng đã được hình thành hoàn toàn và trong thời gian phát triển để lấy năng lượng chào đời.

  Hình ảnh thai nhi 3 tháng cuối  

Hình ảnh thai nhi 3 tháng cuối  

Lúc này không gian trong tử cung khá chất trội so với bé nên bé thường di chuyển liên tục để tìm vị trí thoải mái nhất. Hệ thần kinh của bé đã được kết nối với các chi nên bé có thể mút ngón tay hay cảm nhận được những tác động từ bên ngoài. 

  Tuần tuổi

  Chiều dài   Trọng lượng   Tuần tuổi   Chiều dài   Trọng lượng
  Tuần 29   38,6cm   1.153gram   Tuần 36   47,8cm   2.622gram
  Tuần 30   39,9cm   1.139gram   Tuần 37   48,6cm   2.859gram
  Tuần 31   41,1cm   1.505gram   Tuần 38   49,8cm   3.083gram
  Tuần 32   42,4cm   1.702gram   Tuần 39   50,7cm   3.288gram
  Tuần 33   43,7cm   1.918gram   Tuần 40   51,2cm   3.462gram
  Tuần 34   45cm   2.145gram   Tuần 41   51,7cm   3.597gram
  Tuần 35   46,2cm   2.383gram   Tuần 42   51,9cm   3.685gram

4. Thai nhẹ hoặc nặng hơn tiêu chuẩn mẹ phải làm sao?

  •  Thai nhi nhẹ cân

Thai nhi nhẹ cân trong quá trình mang thai là thai nhi rất dễ bị ngạt trong quá trình sinh thường do quá yếu, không đủ sức khỏe để vượt cạn thành công. Kèm theo đó là những bệnh bé dễ mắc phải và sẽ theo bé trong suốt những năm đầu đời như suy dinh dưỡng, viêm phổi, trí não kém phát triển…

     

Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia cho rằng tình trạng cân nặng quá nhỏ không đạt chuẩn cân nặng theo tuần ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ sau này. Ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của hệ thần kinh khiến trẻ kém thông minh, chậm tiếp thu so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi.

Nguyên nhân

Các chuyên gia cho biết ngoài những nguyên nhân như gen di truyền, mẹ quá gầy hoặc quá béo. Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi. Vì vậy, nếu mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc làm việc quá sức trong thời kỳ mang thai sẽ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng.

Đủ chất dinh dưỡng ở đây không phải là ăn quá nhiều nhưng lại không đầy đủ các nhóm thực phẩm. Nên cơ thể mẹ có thể bị thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác trầm trọng. 

  • Thai nhi nặng cân

Ai cũng mong muốn có một trẻ sơ sinh khi chào đời mập mạp, khỏe mạnh. Nhưng tình trạng thai nhi quá nặng so với bảng cân nặng chuẩn quốc tế có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất sau này của thai nhi.

Việc thai nhi quá to ảnh hưởng đầu tiên là đến cơ thể người mẹ. Người mẹ sẽ bị tăng cân không kiểm soát kèm theo đó là hàng loạt những bệnh lý như béo phì, sinh khó, huyết áp, phù nề chân… Những trường hợp thai nhi quá to khi sinh bé chỉ có thể lọt được ra ngoài phần đầu mà bị kẹt lại phần vai. Bác sĩ sẽ phải bắt buộc rạch tầng sinh môn để lôi bé ra ngoài. Điều này khiến mẹ vô cùng đau đớn, và thời gian phục hồi thì khá lâu. 

Nguyên nhân

Ngoài những yếu tố như gen di truyền từ bố và mẹ quá to lớn thì chất dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu khiến thai nhi tăng cân quá đà. Ngày nay, khi mà mức thu nhập cũng như chế độ làm việc của phụ nữ có thai được nhà nước quan tâm rất nhiều. Nên các mẹ được bồi bổ rất đầy đủ các chất dinh dưỡng, kèm theo đó là có những thai nhi hấp thu tốt dưỡng chất từ cơ thể người mẹ nên tăng cân khá nhanh. 

5. Cần làm gì để thai nhi tăng cân chuẩn

Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi không bị nhẹ cân, mà cơ thể người mẹ không gặp tình trạng tăng cân quá độ. Bạn nên ăn uống và nghỉ ngơi một cách thật khoa học. Đối với những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ mẹ cũng nên hạn chế sử dụng vì không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Đối với người mẹ nếu ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ mắc phải một số bệnh lý trong thời kỳ mang thai như tăng huyết áp, tăng cân quá mức, tiền sản giật, sỏi thận, đường tiết niệu.

 Thai nhi quá bé mẹ phải làm sao?

Thai nhi quá bé mẹ phải làm sao?

Trước, trong và kể cả sau thời kỳ mang thai mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ sắt, canxi đây là những chất rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Trước khi đi ngủ 1 tiếng bạn nên uống một cốc sữa nóng để đảm bảo dưỡng chất qua một đêm dài cho thai nhi.

Ngoài ra, rau xanh và các loại hoa quả cũng là nguồn vitamin tự nhiên cần thiết mà các mẹ không nên bỏ qua. Tình trạng ốm nghén xuất hiện từ tuần thứ 8 của thai kỳ sẽ khiến việc ăn uống khó khăn hơn, do đó, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ một ngày để tránh lượng thức ăn tiêu thụ quá nhiều một lần sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn khi dạ dày quá đầy.

Bên cạnh đó, việc đi khám thai định kỳ là một trong những cách tốt nhất để theo dõi cân nặng cũng như tình trạng phát triển của em bé.

6. Mức tăng cân chuẩn cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai

Sự tăng cân của sản phụ trong thời kỳ mang thai được tác động từ nhiều yếu tố từ như nước ối, cân nặng thai nhi, thể tích máu, mỡ, dịch cơ thể… Cân nặng của mẹ bầu được các chuyên gia gọi tên là body mass index hay còn viết tắt là chỉ số BMI.

Chỉ số này được tính theo công thức: (BMI = cân nặng x chiều cao)  Nếu cân nặng của người mẹ vào khoảng từ 10 - 12 kg trong suốt chu kỳ mang thai thì đó là con số lý tưởng. Cụ thể các tháng như sau:

  •    3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất) tăng 1kg
  •    3 tháng tiếp theo (tam cá nguyệt thứ hai) tăng từ 4 đến 5kg
  •    3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ ba) tăng 5 đến 6kg
  •    Nếu trường hợp mẹ mang đa thai thì tăng từ 16 đến 20kg 

6.1 - Những lưu ý giúp mẹ tăng cân chuẩn nhất khi mang thai

Cơ thể của người mẹ tăng cân quá nhanh khiến nhiều bệnh lý có thể xảy ra như huyết áp, mỡ trong máu, tiền sản giật, suy dinh dưỡng thai nhi, khó sinh… Để đảm bảo cân nặng chuẩn nhất khi mang thai mẹ bầu nên thường xuyên khám bác sĩ, theo dõi cân nặng để đưa ra chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mình.

Ngoài ra chế độ ăn uống và nghỉ ngơi là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tăng cân của mẹ bầu. Hạn chế tối đa những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ. 

  Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của cả mẹ và thai nhi Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của cả mẹ và thai nhi

Thay thế là những món ăn luộc, hấp để giảm thiểu tối đa lượng cholesterol trong máu. Mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. 

Cung cấp đầy đủ các khoáng chất, nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể để thai nhi phát triển hoàn hảo và cơ thể mẹ cũng không gặp phải tình trạng tăng cân quá mức.

Bạn cũng nên có một chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Đảm bảo ngủ đủ 8-9 tiếng mỗi ngày và tham gia những hoạt động thể thao như đi bộ nhẹ nhàng, yoga, ngồi thiền… Những hoạt động này giúp máu lưu thông rất tốt cho cơ thể người mẹ. Ngoài ra, uống đủ nước cũng là một cách giúp thanh lọc cơ thể rất tốt cho mẹ mang thai.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status