Đo khoảng sáng sau gáy là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng khi đi khám thai mà bất cứ mẹ nào cũng cần phải thực hiện. Bởi thông qua kết quả này sẽ giúp chẩn đoán xem bé có mắc hội chứng Down hay không từ đó giúp phát hiện các dị tật nhiễm sắc thể khác. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số này cũng như biết được chỉ số khoảng sáng sau gáy bình thường là bao nhiêu, mẹ hãy tham khảo ngay gợi ý dưới đây nhé!
Khoảng sáng sau gáy là gì?
Theo các chuyên gia y tế khoảng sáng sau gáy hay còn gọi là độ mờ da gáy. Đây chính là sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của em bé. Tất cả thai nhi bình thường sẽ có kết tụ chất dịch này ở vùng cổ nhưng riêng với những bé mà có nguy cơ bị hội chứng Down thì số lượng chất dịch này bị gia tăng lên đáng kể.
Đo khoảng sáng sau gáy giúp chẩn đoán hội chứng Down ở trẻ.
Siêu âm khoảng sáng sau gáy là phương pháp hiệu quả được thực hiện từ 11-14 tuần giúp bác sĩ kiểm tra và đánh giá dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên đối với những mẹ bầu có tử cung ngả sau hoặc mẹ bầu thừa cân do béo phì thì cần tiến hành phương pháp siêu âm đầu dò để có thể đo khoảng sáng sau gáy chính xác nhất.
Khi tiến hành đo khoảng sáng sau gáy bác sĩ sẽ đo chiều dài tính từ đỉnh đầu của thai nhi đến cuối xương sống thai nhi, tiếp tục đo độ mờ da gáy. Đây chính là đường trắng ở sau gáy của thai nhi trong khi vùng xung quanh có màu tối sẫm hơn. Đó cũng là lý do vì sao người ta gọi là khoảng sáng sau gáy.
Thời điểm đo khoảng sáng sau gáy thích hợp
Đo khoảng sáng sau gáy là một trong các xét nghiệm quan trọng phải thực hiện đúng thời điểm thì mới có kết quả chính xác. Thường thì nó sẽ được bác sỹ chỉ định siêu âm ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, tức là khi bạn đang mang thai từ tuần 11-14.
Giai đoạn từ 11 đến 14 tuần tuổi chính là ngưỡng thời gian giúp bác sỹ chẩn đoán rõ nhất chỉ số độ mờ da gáy. Nếu như chẩn đoán sớm, trước 11 tuần thì lúc đó thai nhi còn quá nhỏ nên sẽ chưa rõ và chưa chính xác. Còn nếu như thực hiện đo quá muộn khi thai đã ngoài 14 tuần thì da gáy của trẻ đã dần trở về trạng thái bình thường nên lúc này kết quả sẽ chẳng còn ý nghĩa vì không thể phát hiện ra được.
Khoảng sáng sau gáy bao nhiêu là bình thường?
Các chỉ số đo khoảng sáng sau gáy như sau:
+ Khoảng sáng sau gáy = 1,3 mm: nguy cơ thai nhi mắc bệnh Down thấp
+ Khoảng sáng sau gáy = 2,5-3,0 mm: 9/10 thì tức là trẻ bình thường
+ Khoảng sáng sau gáy > 3,0 mm thì khả năng thai nhi bị mắc bệnh Down cũng như các bất thường khác về nhiễm sắc thể khác là rất cao.
Khoảng sáng sau gáy từ 2,5-3,0 mm được xem là bình thường.
Các bác sỹ cho rằng kết quả đo khoảng sáng sau gáy có thể giúp khẳng định chính xác đến 75% nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down. Tuy nhiên cũng vẫn có một số trường hợp mẹ bầu vẫn sinh con khỏe mạnh mặc dù được cảnh báo nguy cơ trẻ mắc bệnh Down cao.
Do đó để chắc chắn xem trẻ có nguy cơ bị bệnh Down hay không ngoài đo khoảng sáng sau gáy thì các mẹ nên làm thêm một số xét nghiệm khác như PAPP-A, Free- β HCG (tuần 11-13), xét nghiệm Triple test (tuần 16-18) để đưa ra kết quả chính xác.
Khoảng sáng sau gáy cao do đâu? Nguy hiểm như thế nào?
Các nghiên cứu khoa học cho thấy khoảng sáng sau gáy tăng cao là bởi lượng chất dịch kết tụ ở vùng cổ của thai nhi tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do một số điều kiện nhất định nào đó trong bào thai. Nói cách khác thì độ mờ da gáy mà càng cao thì nguy cơ bị dị tật vì nhiễm sắc thể sẽ rất cao, thậm chí có khi còn đi kèm dị dạng bẩm sinh khác.
Chỉ số đo khoảng sáng sau gáy không chỉ giúp bác sỹ đánh giá nguy cơ hội chứng Down mà còn giúp biết được bé có bị bất thường nhiễm sắc thể hay không. Bởi vì ở những người bình thường sẽ có 46 nhiễm sắc thể (NST) được chia thành 22 cặp NST thường và có 1 cặp NST giới tính. Nếu như có sự thay đổi nào sẽ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Đo khoảng sáng sau gáy chính xác khi thai nhi được 11-14 tuần.
3 cặp nhiễm sắc thể bất thường chủ yếu khiến bé bị dị tật bao gồm như:
+ Cặp ba nhiễm sắc thể 21( Trisomy 21): còn được gọi là hội chứng Down, đây cũng là dị tật bẩm sinh thường gặp nhất, bắt gặp ở 1/600 trẻ. Trẻ mắc chứng Down sẽ bị thiểu năng trí tuệ, dị tật ở hệ tiêu hóa và tim, thậm chí là ở các cơ quan khác.
+ Cặp ba nhiễm sắc thể 18( Trisomy 18): được gọi là hội chứng Edward, tức là bị dư thừa NST số 18. Trẻ mắc dị tật này có thể bị đa dị tật như tay co quắp chồng ngón, thoát vị rốn, cằm nhọn hay kênh nhĩ thất, …, thậm chí có thể gây lưu thai hoặc tử vong sau sinh. Hoặc có sinh ra cũng chỉ sống được 1 thời gian.
+ Cặp ba nhiễm sắc thể 13( Trisomy 13): những thai nhi mà bị hội chứng này dễ sẽ bị sẩy thai hoặc thai lưu, dễ sứt môi chẻ vòm hoặc đa ngón…