https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Hướng dẫn các bước sơ cứu khi trẻ bị trầy xước da

Hướng dẫn các bước sơ cứu khi trẻ bị trầy xước da

Trẻ nhỏ vô cùng hiếu động nên việc bị ngã, côn trùng đốt gây ra các vết trầy xước, tổn thương da, rách da là điều không thể tránh khỏi. Việc nằm lòng được các bước sơ cứu khi trẻ bị trầy xước da đúng cách sẽ giúp trẻ giảm đau, mau liền da và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm xảy ra với trẻ. 

Dòng đời luôn vạn biến nên rất khó đoán định được những điều có thể xảy đến trong tương lai. Nuôi con cũng vậy, đó là cả một cuộc hành trình vừa nuôi, vừa học hỏi thế nên chẳng ai có thể tự tin sẽ bảo vệ con an toàn 100% trong suốt cuộc đời vì thực tế trẻ con vốn nghịch ngợm và cha mẹ thì không thể 24/24h để mắt đến con. Bởi vậy, việc trẻ bị ngã khi nô đùa, vui chơi dẫn đến trầy xước, rách ra là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 

Rất khó tránh được trầy xước da ở trẻ

Rất khó tránh được trầy xước da ở trẻ

Trẻ gặp nạn là điều không cha mẹ nào mong muốn nhưng cha mẹ cần phải thật sự bình tĩnh để bảo vệ thiên thần nhỏ của mình nhằm làm giảm bớt những nguy hiểm. Dưới đây là các bước sơ cứu khi trẻ bị trầy xước da, cha mẹ cần lưu nhớ để thực hiện khi cần thiết: 

1. Rửa sạch vết trầy xước

- Đầu tiên cha mẹ cần rửa sạch tay trước và sau khi sơ cứu vết trầy xước da ở trẻ để tránh nhiễm khuẩn.

- Rửa vết thương trầy xước da ở trẻ bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi nước. Nếu vết thương của trẻ dính bụi bẩn hoặc do động vật cào cấu, côn trùng đốt thì nên rửa lại bằng nước ấm và xát nhẹ với xà phòng diệt khuẩn.

- Rửa lại vết trầy xước bằng nước muối sinh lý 0,9 % hoặc dung dịch Povidon 10%.

2. Cầm máu

Trong trường hợp vết thương nhẹ như xước da chỉ có rỉ máu thì nên để hở cho khô. Nhưng nếu các vết trầy xước da ở trẻ do ngã, bị vật sắc nhọn đâm sẽ dẫn đến chảy máu ngoài da thì cha mẹ cần phải thực hiện biện pháp cầm máu cho trẻ nhanh nhất có thể bằng cách dùng một chiếc khăn sạch hoặc một chiếc băng cá nhân (băng dán vết thương) đã được khử trùng ấn chặt vào vết thương của trẻ cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu chảy nhiều hơn thì đặt miếng gạc lên vết thương và băng lại bằng gạc hoặc băng keo. 

Cầm máu đúng cách giúp trẻ thoát khỏi nguy hiểm

Cầm máu đúng cách giúp trẻ thoát khỏi nguy hiểm

Cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan với những vết thương trầy xước dù là vết cắt nhỏ ở trẻ bởi đôi khi nó liên quan đến các mạch máu, sau 20 phút mà máu vẫn chảy thì cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Kiến thức hữu ích: Cách trị vết trầy xước đầu gối trẻ

3. Xử lý khi da bị rách và da bị lóc một mảng lớn

Khi bị trầy xước da, trẻ có thể chỉ bị ở thể nhẹ nhưng cũng có khi bị trợt hẳn một mảng da lớn, tùy từng trường hợp cha mẹ cần tiếp tục tiến hành các biện pháp sau: 

- Da bị rách: Bôi một lớp mỏng mỡ kháng sinh thông thường như Neosporin hoặc Bacitracin giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và điều trị vết thương nhẹ, sau đó che vết thương bằng băng hoặc băng dính. Cha mẹ cũng có thể lựa chọn gel bôi từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, liền da non và ngăn ngừa thâm sẹo như Oatrum Kids để bôi lên vết trầy xước da ở trẻ 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng cũng giúp săn se và liền da nhanh ở trẻ.

Oatrum Kids – giải pháp làm liền da non hữu hiệu

Oatrum Kids – giải pháp làm liền da non hữu hiệu

Để hạn chế bụi bẩn cũng như bé gãi, đụng chạm vào vết trầy xước da, tốt nhất cha mẹ nên băng lại vùng da bị thương và thay băng 1 lần/ngày cho trẻ đến khi vết rách liền lại. 

- Da bị lóc một mảng lớn: Việc trẻ bị lóc một mảng da lớn rất nguy hiểm, cha mẹ cần nhặt mảng da bị lóc lên, gói vào một mảng vải sạch, ẩm, cho vào túi và đặt lên miếng đá lạnh để giúp bảo quản mảng da – bác sĩ có thể khâu lại mảng da bị lóc nếu được bảo quản tốt. Nếu trẻ bị động vật cắn khiến da bị rách sâu cần lập tức đưa đến bệnh viện để được thăm khám và tiêm phòng uốn ván kịp thời.

4. Khi nào đưa trẻ đến bác sĩ

Vết trầy xước da ở trẻ rất dễ bị nhiễm trùng bởi vậy dù chỉ bị trầy xước ở thể nhẹ cha mẹ cũng cần phải lưu tâm, chú ý. Sau 3-5 ngày nếu thấy vết trầy xước da ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngược lại còn sâu, lõm, sưng nề, có quầng lan đỏ rộng, mưng mủ, lở loét, trẻ mệt mỏi, đau nhức, khó chịu, li bì, sốt cao, nôn và buồn nôn… thì cần lập tức đưa trẻ đi cấp cứu tại cơ sở y tế chuyên khoa vì rất có thể trẻ đã bị bội nhiễm. 

Trẻ sốt cao cần đưa ngay đến cơ sở y tế

Trẻ sốt cao cần đưa ngay đến cơ sở y tế

Lúc này trẻ cần phải được can thiệp bằng tiểu phẫu, sử dụng kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch kết hợp thuốc kháng sinh bôi ngoài da để hạn chế tối đa việc vi khuẩn xâm nhập vào máu. Việc trẻ bị nhiễm khuẩn máu (huyết) có thể dẫn đến các hệ lụy viêm màng phổi, tràn mủ màng tim, viêm màng não và thậm chí là tử vong nên tuyệt đối không được coi thường.

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp cha mẹ phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của con chỉ vì không đưa con đến bệnh viện kịp thời dù chỉ bị trầy xước da thể nhẹ. Bài học đó chắc chắn sẽ ám ảnh họ suốt phần đời còn lại.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46