Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình có làm sao không?

Thai nhi đạp gần cửa mình là hiện tượng rất nhiều mẹ gặp phải, nhất là trong những tháng cuối gần thời điểm sắp sinh. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không, có phải là dấu hiệu mẹ sắp sinh hay không? Để hiểu rõ hơn về điều này, các mẹ nên tham khảo một số phân tích cụ thể ngay sau đây của các chuyên gia để có hướng xử lý tốt nhất.

Cách nhận biết thai nhi đạp gần cửa mình

Các chuyên gia sản phụ khoa cho rằng hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình không phải hiếm gặp trong quá trình mang thai. Thậm chí nó còn xảy ra nhiều ở những mẹ bầu mang thai giai đoạn cuối tam cá nguyệt thứ ba. 

Thông thường khoảng từ tuần thai thứ 20 trở đi là bụng mẹ đã nhô cao hơn và cũng là lúc thai nhi có nhiều chuyển động rõ rệt nhất. Các hoạt động đạp, đá, xoay người, vặn mình của bé diễn ra liên tục. Lúc đầu chỉ là những cú đạp nhẹ nhàng và bất chợt vài giây nhưng càng về sau cường độ đạp cũng như tần suất sẽ tăng dần.

 Thai đạp gần cửa mình có thể do bé quá năng động hoặc mẹ ăn no.

Thai đạp gần cửa mình có thể do bé quá năng động hoặc mẹ ăn no.

Trong 3 tháng cuối, lúc này kích thước thai nhi đã phát triển đầy đủ và cứng cáp, thêm vào đó não bộ cũng có phản xạ tốt. Do đó các cú đạp của bé sẽ mạnh hơn, rõ hơn khiến mẹ cảm nhận rõ được những cú đạp thúc xuống phần dưới cửa mình của mẹ.

Mẹ sẽ thấy các cử động của em bé như thai máy, thai đạp mạnh về đêm sẽ rõ rệt hơn. Nhất là thời điểm 3 tháng cuối các cơn gò sinh lý, chuyển dạ giả sẽ càng khiến mẹ bầu cảm thấy bị đau nhẹ. Nhiều trường hợp chị em còn cảm thấy hơi đau khi thai máy mạnh… Nhưng đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường nên mẹ cũng không cần lo lắng.

Nguyên nhân thai nhi đạp gần cửa mình

Sở dĩ thai nhi thường có những hành động đạp thúc vào cửa mình của mẹ là do:

+ Do tử cung của mẹ bầu ngày càng giãn nở và lớn dần theo sự phát triển kích thước của thai nhi. Và tới khi bé đã đạt kích thước lớn, chân tay cứng cáp hơn nên bé sẽ thực hiện các cú đạp mạnh rõ rệt khiến mẹ thấy đau nhức cửa mình.

+ Do mẹ bầu ăn quá no: hầu hết các trường hợp thai nhi sẽ đạp nhiều là do dạ dày của mẹ quá no, do nạp nhiều thức ăn làm ảnh hưởng tới bé và khiến bé đạp mẹ.

 Thai nhi đạp gần cửa mình kèm theo ra máu, đau bụng là dấu hiệu mẹ sắp sinh.

Thai nhi đạp gần cửa mình kèm theo ra máu, đau bụng là dấu hiệu mẹ sắp sinh.

+ Do tác động từ môi trường bên ngoài: ví dụ như do mẹ đi ở ngoài đường, do ngồi nói chuyện ở nơi công cộng hoặc mẹ nghe nhạc quá lớn khiến bé khó chịu nên mới vậy.

+ Tư thế nằm của mẹ bầu cũng gây ra tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình. Cụ thể nếu như mẹ mà nằm nghiêng sang bên trái thì chắc chắn bé sẽ đạp nhiều hơn. Điều này được lý giải là do tư thế này làm gia tăng lượng máu cũng như chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Buốt cửa mình có phải sắp sinh?

Thực tế buốt cửa mình thường xảy ra khi thai nhi bắt đầu thúc đầu xuống dưới vùng chậu của mẹ. Cơ thể mẹ cũng sẽ tiết ra một loại hormone khiến xương chậu của mẹ trở lên lỏng lẻo hơn để đáp ứng đúng kích thước của thai ngày một lớn dần nên dẫn tới đau.

Bên cạnh đó các cơn đau buốt cửa mình cũng có thể do mẹ bị thiếu canxi nên mới dẫn đến các khớp xương yếu ớt gây đau. Hầu hết trường hợp thai nhi quay đầu đều gây đau khó chịu như vậy nên mẹ cũng không phải quá lo lắng nhé.

Tuy nhiên nếu thai nhi đạp gần cửa mình mà gây ra các cơn đau điếng khó chịu cũng có thể do mẹ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoặc do viêm nhiễm vùng kín làm ảnh hưởng đến thai nhi. Trường hợp đau kèm theo xuất huyết âm đạo và co thắt từng cơn ở bụng thì mẹ cần đến ngay bệnh viện để được bác sỹ kiểm tra và điều trị kịp thời.

Cách làm giảm đau buốt cửa mình khi mang bầu

- Mẹ nên tắm nước ấm mỗi ngày, khi tắm mẹ xả nước ấm nhiều hơn vào khu vực khung xương chậu và tiến hành massage khoảng 5 phút là được.

- Khi đi ngủ mẹ nên dùng gối ôm bà bầu, kê chân cao hơn một chút hoặc là gác chân lên chiếc gối mềm để giúp tăng cường lưu thông máu tới khu xương chậu để giảm đau.

 Tập thiền và yoga giúp mẹ bầu giảm cơn đau vùng xương chậu.

Tập thiền và yoga giúp mẹ bầu giảm cơn đau vùng xương chậu.

- Mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái khi ngủ để làm giảm áp lực lên xương chậu

- Bên cạnh đó các mẹ bầu cũng có thể tập yoga, tập thiền hoặc đi dạo nhẹ nhàng trong thai kỳ để giúp tăng lưu thông máu…

Lưu ý trường hợp thai nhi thúc mạnh và đau buốt cửa mình, kèm theo chảy máu, đau bụng gò tử cung thì rất có thể là do mẹ sắp sinh. Vì thế hãy nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được bác sỹ kiểm tra và xử lý sớm, giúp bé chào đời an toàn.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status