https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Giai đoạn thai 31 tuần tuổi có những thay đổi gì?

Giai đoạn thai 31 tuần tuổi có những thay đổi gì?

Bước sang thời điểm thai 31 tuần tuổi tức là cả bé yêu cũng như mẹ bầu đã vượt qua được 2/3 quãng đường mang thai vất vả. Chỉ còn khoảng vài tuần nữa thôi là em bé sẽ chào đời và gặp mẹ. Hãy chuẩn bị thật kỹ cho cuộc gặp mặt này bằng cách tìm hiểu những thay đổi của bé yêu trong giai đoạn 31 tuần mẹ nhé. 

Thai 31 tuần tuổi phát triển và thay đổi như thế nào?

Trong tuần mang thai thứ 31 này bé đã nặng khoảng 1,7kg, độ dài khoảng 42,5cm được tính từ đầu tới chân và đang chiếm phần lớn diện tích không gian trong tử cung. Đồng thời các mẹ cũng có thể tăng gần 500g mỗi tuần và nửa số cân nặng ấy là của thai nhi. 

Thay đổi kỳ diệu của bé trong giai đoạn này là bé đã có thể di chuyển đầu từ bên hướng này sang hướng khác. Tay và chân đã đầy đặn hơn do lớp mỡ dưới da được tích tụ tốt. Vì vậy các hoạt động tay chân của bé cũng trở nên thành thạo hơn, bé vận động nhiều hơn trong bụng mẹ như lộn, đạp, đá, vặn mình, xoay mình, mút tay…

 Thai 31 tuần tuổi đã có thể tự sản xuất tế bào hồng cầu từ gan.

Thai 31 tuần tuổi đã có thể tự sản xuất tế bào hồng cầu từ gan.

Cũng ở giai đoạn thai 31 tuần tuổi phổi của bé đã phát triển và ngày càng hoàn thiện. Thậm chí ngay lúc này nếu có ra đời sớm thì bé đã có thể thở mà không cần hỗ trợ của thiết bị y tế. Bé còn biết thè lưỡi để nếm nước ối cũng như mùi vị thức ăn mà mẹ nạp vào.

Sự phát triển nữa của em bé tuần thứ 31 đó là bé đã có thân nhiệt riêng kèm theo đó là cơ chế ổn định thân nhiệt cũng đã hoạt động. Tủy xương đã có khả năng sản xuất các tế bào hồng cầu từ gan. Đồng thời hệ miễn dịch cũng phát triển để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.

Ngoài ra bé cũng đã có đầy đủ tóc, móng chân, móng tay và lông tơ, da con mềm hơn và mịn hơn, thân hình tròn trịa và đầy đặn.

Các vấn đề mẹ dễ gặp phải khi mang bầu 31 tuần

- Mẹ sẽ thường xuyên đi vệ sinh hơn: ở tuần thai thứ 31 mẹ sẽ bị đi tiểu nhiều hơn cả ban đêm lẫn ngày. Do lúc này bụng ngày càng lớn và chuyển xuống nên đã chèn vào bàng quang khiến mẹ bầu dễ đi vệ sinh hơn bình thường. 

- Mẹ bị mất ngủ: chứng mất ngủ thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ do kích thước thai lớn dần và em bé hoạt động nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng mất ngủ, mẹ có thể tắm nước ấm hoặc uống một ly sữa trước khi đi ngủ nhé.

 Giai đoạn thai 31 tuần mẹ dễ bị phù chân, đi tiểu nhiều.

Giai đoạn thai 31 tuần mẹ dễ bị phù chân, đi tiểu nhiều.

- Giãn tĩnh mạch chân và phù nề: do áp lực từ tử cung mở rộng nên đã chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân, làm chặn các dây thần kinh và mạch máu khiến mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch chân, gây ra hiện tượng phù nề và chuột rút. 

- Bị ốm nghén trở lại: khi thai 31 tuần tuổi thì các cơn ốm nghén giai đoạn đầu lại có dấu hiệu xuất hiện trở lại. Bởi vì lúc này bé đang dần hoàn thiện ở trong tử cung nên đã khiến cơ thể mẹ trở nên yếu ớt và nhạy cảm hơn, gây ra hiện tượng nôn ói.

Các hạng mục khám thai 31 tuần tuổi mẹ cần biết

Trong tuần mang thai 31 này, mẹ nhớ phải đi khám thai kiểm tra sức khoẻ. Khám thai 31 tuần tuổi thường bao gồm các hạng mục cơ bản như:

+ Khám tổng quát: đo huyết áp, đo chiều cao, cân nặng, kích thước vòng bụng, nhịp tim

+ Thực hiện siêu âm 2D: nhằm mục đích kiểm tra ngôi thai, xác định vị trí thai, xác định hình thái bên trong và bên ngoài của thai, nhịp tim thai nhi và các vấn đề liên quan khác.

+ Làm xét nghiệm máu: để kiểm tra đường huyết, kiểm tra ure, men gan, điện giải đồ…

+ Làm xét nghiệm nước tiểu: nhằm phân tích và đánh giá các thông số trong nước tiểu như chỉ số Glucose, Billirubin, Kentone… để biết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.

Sau khi có kết quả khám thai cũng như biết được chính xác các chỉ số thai 31 tuần, bác sỹ sẽ tư vấn cho mẹ những điều cần phải điều chỉnh, cần bổ sung và thay đổi những gì để giúp cho cả hai mẹ con phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý khi mang thai 31 tuần

- Khi bụng đã to mẹ nên nằm ngủ ở tư thế nằm nghiêng về bên trái, qua đó tạo cảm giác dễ ngủ và tránh tạo áp lực lên thai nhi lẫn vùng thân dưới của mình. 

- Tuyệt đối không dùng thuốc an thần hoặc thuốc ngủ để dễ ngủ bởi vì những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ và không hề có lợi cho thai nhi.

 Nằm ngủ nghiêng sang bên trái sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn.

Nằm ngủ nghiêng sang bên trái sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn.

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin, canxi và sắt giúp bé phát triển tốt nhất.

- Hạn chế tình trạng táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước lọc.

- Cần chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể như dịch âm đạo. Nếu thấy dịch tự nhiên ra nhiều mà có màu máu, loãng hơn kèm theo đau bụng kéo dài mẹ cần đến bệnh viện để được kiểm tra bởi có thể đó là dấu hiệu dọa sinh non.  

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46