https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Có nhất thiết phải rửa vết thương trầy xước cho trẻ?

Có nhất thiết phải rửa vết thương trầy xước cho trẻ?

Rửa vết thương trầy xước cho trẻ là việc làm cần thiết và rất quan trọng giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, tránh nhiễm trùng. Nhưng rửa thế nào cho đúng và an toàn thì không phải cha mẹ nào cũng biết.

Lâm nguy vì vết thương nhỏ không được vệ sinh đúng cách

Trong cuộc sống hàng ngày bất kể ai cũng có thể bị trầy xước da do va chạm, ngã xe hay làm việc nhà… Với trẻ nhỏ lại càng trở nên phổ biến bởi bản tính hiếu động, luôn chân luôn tay. Có lẽ chính vì bị thương như “cơm bữa” nên nhiều cha mẹ chủ quan, bỏ qua những vết thương nhỏ mà không chú trọng rửa vết thương trầy xước đúng cách khiến trẻ gặp phải những hiểm nguy không lường trước.

Một trong những sai lầm phổ biến của cha mẹ khi xử trí vết trầy xước ở trẻ là dùng oxy già rửa vết thương khiến các tế bào mô kết nối bị phá hủy làm vết thương khó lành hơn.

Ngoài ra, rắc thuốc kháng sinh, đắp lá thuốc, bôi povidine đậm đặc… và quan niệm “để hở vết thương cho vết thương mau khô lành” cũng đem đến những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ: đau nhức, viêm nhiễm, nhiễm trùng, sưng tấy, thậm chí hoại tử da.

Dùng oxy già, cồn iot, dầu gió hay kem đánh răng lên vết thương hở của trẻ sẽ gây nhiễm trùng

Dùng oxy già, cồn iot, dầu gió hay kem đánh răng lên vết thương hở của trẻ sẽ gây nhiễm trùng

Lại có nhiều cha mẹ nghe theo phương pháp dân gian bôi cả nước mắm, dầu gió, xà bông bột, kem đánh răng, kem dưỡng da các loại… lên vết thương hở của trẻ gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Các chuyên gia cũng đặc biệt khuyến cáo cha mẹ, từ một vết trầy xước cực kỳ nhỏ của trẻ nhưng nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ gây nên những hậu quả to lớn. Do đó, nếu không biết cách xử trí cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc tự trau dồi kinh nghiệm cho mình, tuyệt đối không nên tự ý áp dụng các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng về an toàn và hiệu quả.

Rửa vết thương trầy xước cho trẻ như thế nào cho đúng?

Rửa vết thương trầy xước cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng, được thực hiện ngay khi trẻ bị trầy xước. Nếu áp dụng đúng phương pháp, vết trầy xước sẽ được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và hạn chế sự xâm nhập của chúng tới vết trầy xước, từ đó giúp vết trầy xước nhanh lành, hạn chế để lại sẹo và những biến chứng nguy hiểm.

Vậy, rửa thế nào cho đúng, cho an toàn và đem lại hiệu quả? Đọc ngay những hướng dẫn của chuyên gia mẹ nhé.

Dửa vết thương trầy xước - Rửa bằng nước sạch giúp giảm nhanh đau đớn, làm trôi đất cát, dị vật

Rửa bằng nước sạch giúp giảm nhanh đau đớn, làm trôi đất cát, dị vật

Bước 1: Rửa vết thương bằng nước sạch bằng cách vặn vòi cho chảy liên tục lên vết thương. Bước đầu tiên này sẽ giúp trẻ giảm nhanh cảm giác đau đớn, đồng thời dòng nước chảy sẽ làm trôi đi đất cát, dị vật bám vào vết thương.

Bước 2: Rửa lại vết thương lần nữa bằng nước muối sinh lý hoặc dùng kết hợp với dung dịch Povidine pha loãng. Bạn cũng có thể dùng dung dịch sát khuẩn Betadine. Chú ý rửa nhẹ nhàng tránh làm bé bị đau, hoặc khiến vết thương bị chảy máu. Tuyệt đối không dùng oxy già hay cồn iot để rửa các mẹ nhé.

Bước 3: Dùng khăn sạch nhẹ nhàng thấm khô .

Bước 4: Thoa một lớp gel dầy Oatrum Kids lên vết thương của trẻ. Các thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên sẽ nhanh chóng thẩm thấu sâu xuống da, phát huy tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, đồng thời tạo nên lớp màng bảo vệ da trẻ khỏi các tác động bên ngoài và tái tạo nhanh làn da bị tổn thương.

Oatrum Kids gel không chứa hóa chất bảo quản, chất tạo mùi, Corticoid nên an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm của trẻ. Nên sử dụng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng để nhanh chóng thấy hiệu quả.

Dùng gạc vô trùng đắp lên vết trầy xước giúp mau lành, hạn chế sẹo xấu

Dùng gạc vô trùng đắp lên vết trầy xước giúp mau lành, hạn chế sẹo xấu

Bước 5: Đắp gạc vô trùng lên vết thương, dán băng keo giúp bảo vệ vết trầy xước, không đau, không đóng mày khô, mau lành và hạn chế sẹo xấu. Không nên quấn vết thương quá chặt khiến máu khó lưu thông.

Bước 6: Mỗi ngày nên thay băng, rửa vết thương trầy xước và thoa thuốc đều đặn cho bé.

Lưu ý: Với những vết trầy xước nặng, sưng đau, có mủ kéo dài trên 2 ngày cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời điều trị, tránh nhiễm trùng.

Xem thêm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status