https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là tình trạng thường gặp ở các bé dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, hoặc trẻ nhạy cảm với một số thực phẩm hay đồ uống có trong sữa mẹ. Hầu hết các trường hợp trẻ bị ọc sữa đều không đáng lo ngại, tuy nhiên cha mẹ cần áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu tình trạng này.

 Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều có nguy hiểm không?

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là trào ngược, là hiện tượng phổ biến ở các bé sơ sinh và điều này được xem là bình thường trong hầu hết các trường hợp.  Khi bé nhà bạn hay bị ọc sữa, thậm chí là ọc sữa lên mũi thì cũng đừng quá lo lắng bởi vì theo các bác sĩ thì đa số các bé sơ sinh gặp hiện tượng này vẫn đang phát triển khỏe mạnh và không gặp bất kì vấn đề nào về hô hấp. 

Theo một vài thống kê của các chuyên gia:

+ Ọc sữa thường xảy ra ngay sau khi bé uống sữa, nhưng nó cũng có thể xảy ra 1-2 giờ sau khi bú.

+ Một nửa số trẻ từ 0-3 tháng tuổi ọc sữa ít nhất một lần trong ngày.

+ Ọc sữa thường xảy ra nhiều nhất ở bé sơ sinh từ 2-4 tháng.

+ Khoảng 90% các em bé sẽ hết ọc sữa khi lên 12 tháng. 

 Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều có nguy hiểm không?

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày do đâu?

•    Nguyên nhân khiến bé bị ọc sữa

Trong đại đa số các trường hợp, nguyên nhân ọc sữa ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân sinh lý:

+  Sự non yếu trong hệ tiêu hóa: Đối với lứa tuổi sơ sinh, dạ dày của em bé thường nằm ngang, do đó thời gian sữa bị ứ lại trong dạ dày của bé sơ sinh kéo dài lâu hơn so với người lớn. Hơn nữa, tại chỗ nối thực quản với dạ dày tức cơ vòng của em bé vẫn còn nhỏ và chưa phát triển đầy đủ nên không thể khép lại kín, do đó khi em bé bú no thì dạ dày vẫn hở và sữa có thể đi ngược lên làm bé bị ọc sữa.

+ Trẻ sơ sinh nuốt quá nhiều không khí từ bình sữa. Nguyên nhân là do bé ngậm sai khớp núm ti, nằm bú sai tư thế, do bé quấy khóc khi đang bú, lượng sữa xuống quá nhanh hay quá chậm… Dấu hiệu để nhận biết việc trẻ bú nhiều hơi là lượng sữa trong bình khi trẻ uống xuất hiện nhiều bọt. Ngoài ra, cho bé uống quá nhiều sữa cũng có thể dẫn đến hiện tượng này. 

+ Trẻ nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc đồ uống trong chế độ ăn uống của mẹ: những chất gây dị ứng này có thể được chuyển vào sữa mẹ và khiến em bé của bạn bị ọc sữa.

+ Bé bú sữa công thức: Bởi vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, sữa sẽ nằm lại dạ dày lâu hơn nên bé dễ bị đầy bụng dẫn đến ọc sữa. 

   Mặc dù rất ít gặp ở trẻ bú sữa mẹ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của hẹp phì đại lồng ruột, một vấn đề dạ dày cần phẫu thuật. Nó xảy ra thường xuyên hơn ở bé trai gấp 4 lần so với bé gái và các triệu chứng thường xuất hiện từ 3 đến 5 tuần tuổi. Nếu trẻ bị ọc sữa với tần suất nhiều nên đưa đến bác sĩ kiểm tra.

Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ cần đến bác sĩ khi bị ọc sữa:

+ Em bé của bạn đang bị ọc sữa quá nhiều hoặc quá thường xuyên.

+ Em bé có vẻ bị đau đớn hay khó chịu kéo dài.

+ Em bé giảm cân quá nhiều hoặc không có dấu hiệu tăng cân trong thời gian dài.

+ Em bé không uống được một chút sữa nào. 

•    Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa?

     Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi rất dễ bị nghẹt thở và gặp nguy hiểm nếu bố mẹ không biết cách ứng phó kịp thời. Vì vậy, khi thấy bé có dấu hiệu bị ọc sữa, hãy nhanh chóng làm theo các bước sau:

Bước 1: Để đầu bé thấp và gối tay lên, đặt trẻ nằm nghiêng để tránh sữa ọc lên mũi. Đặc biệt chú ý không nên bế bé lên vì sữa có thể đi vào đường hô hấp làm bé bị nghẹt thở. 

 Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Bước 2: Bố mẹ hãy lau sạch sữa cho trẻ bằng khăn mềm. Nếu bé xảy ra hiện tượng mặt mũi trở nên tím tái, khó thở thì rất có thể bé đã bị ọc sữa trên mũi. Mẹ hãy ngay lập tức lấy dụng cụ để hút sữa ra khỏi mũi và miệng bé rồi dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé. Lưu ý không được để bé tiếp tục uống sữa ngay sau đó để hệ tiêu hóa được ổn định lại và bé giảm cảm giác sợ hãi tránh nguy cơ bị ọc tiếp lần nữa. 

Bước 3: Nếu bé vẫn cảm thấy khó chịu thì hãy vỗ nhẹ vào lưng bé với tần suất 5 cái/ 1 lần trong khi đặt bé nằm úp lên cánh tay mẹ, đầu hướng xuống đất. Nếu tình huống trở nên tồi tệ hơn và bé không thể thở được hãy đưa bé đến bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất. 

•    Các biện pháp để làm giảm thiếu tối đa tình trạng hay bị ọc sữa ở trẻ sơ sinh

-    Chú ý đến loại sữa và môi trường sống của trẻ.

-    Hãy cho con bú sữa mẹ vì ọc sữa ít gặp hơn ở trẻ bú mẹ. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ thì các đợt ọc sữa ngắn hơn, ít hơn và không nghiêm trọng bằng trẻ bú sữa công thức. Đối với những em bé muốn bú mẹ thường xuyên, hãy thử đổi bên sau vài giờ thay vì ở mỗi lần bú.

-    Chia nhỏ cữ bú thành nhiều lần trong ngày để tránh tình trạng trào ngược do ăn quá no. Bên cạnh đó tuyệt đối không được ép con bú để tránh gây cảm giác sợ hãi cho bé.  

-    Giúp bé luôn cảm thấy thoải mái trong khi uống sữa, bé càng thoải mái thì càng ít bị ọc sữa. 

 Các biện pháp làm giảm tình trạng ọc sữa 

Các biện pháp làm giảm tình trạng ọc sữa 

-    Đảm bảo giảm thiểu lượng không khí bé nuốt vào nếu bạn cho bé bú bình bằng cách lựa chọn bình bú có hệ thống thoát hơi tốt, cho bé nằm đúng tư thế và ngậm đúng khớp khi bú.

-    Cho bé ợ hơi đúng cách sau khi bú: Tuyệt đối không nên để bé nằm ngay sau khi bú dễ dẫn đến trào ngược và ọc sữa. 

-    Thường xuyên cho bé tắm nắng và bổ sung vitamin D3 mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu Canxi: Do khi thiếu canxi sẽ gây nên tình trạng bé vặn vẹo dễ gây ọc sữa. 

-    Loại bỏ khói thuốc lá khỏi môi trường sống của trẻ sơ sinh vì đây là một yếu tố góp phần quan trọng làm trẻ bị ọc sữa đồng thời bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. 

-    Giảm hoặc loại bỏ caffeine. Lượng caffeine quá cao trong chế độ ăn uống của mẹ có thể góp phần dẫn đến hiện tượng này.

-    Dị ứng sữa được nghi ngờ trong tất cả các trường hợp ọc sữa ở trẻ sơ sinh. Theo một bài báo đánh giá trên Pediatrics - tạp chí tư vấn sức khỏe, có tới một nửa số trường hợp ọc sữa ở trẻ sơ sinh có liên quan đến dị ứng protein trong sữa bò nên hãy chú ý xem con bạn có bị dị ứng với thành phần nào trong sữa không.

•    Các tư thế cho bé uống sữa để giảm thiểu tình trạng ọc sữa

-    Hạn chế cho trẻ nằm ngửa vì ọc sữa xảy ra tệ nhất khi trẻ nằm ngửa. Bế trẻ trong một chiếc địu là một cách hữu ích.

-    Giữ bé ở tư thế nửa đứng (ở góc 30 độ) vẫn là một khuyến nghị phổ biến từ các chuyên gia. Hãy thử đặt bé ở tư thế nửa đứng hoặc ngồi khi cho con bú, hoặc ngả người ra sau để bé nằm phía trên và nằm sấp với mẹ.

-    Kê gối, hoặc khăn dưới đầu bé để nâng phần đầu lên khoảng 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên, hoặc nếu điều đó xảy ra thì với cách nằm này giúp bé không bị tràn ngược sữa vào mũi, gây khó thở.

-    Tránh chèn ép bụng bé vì điều này có thể làm tăng tình trạng ọc sữa và gây ra sự khó chịu cho bé bằng cách chọn quần áo cũng như size tã phù hợp với bé.

-    Các vị trí giảm đáng kể ọc sữa bao gồm nằm nghiêng bên trái và nằm sấp. Tuy nhiên đặt trẻ sơ sinh ở tư thế nằm sấp chỉ nên được thực hiện khi trẻ tỉnh táo và có thể được theo dõi liên tục. Nâng đầu bé không tạo ra sự khác biệt đáng kể trong các nghiên cứu gần đây mặc dù nhiều bà mẹ thấy rằng bé thoải mái hơn khi ở tư thế này.

Tất nhiên bố mẹ hãy thử nghiệm theo từng hướng dẫn và quan sát em bé của bạn rồi làm theo các dấu hiệu của bé để xác định cách nào hiệu quả nhất từ đó tìm được tư thế phù hợp nhất với bé.   

Trên đây là bài viết về nguyên nhân, cách xử lí cũng như làm gì để hạn chế tối đa tình trạng bị ọc sữa ở trẻ. Hi vọng bố mẹ có thể tìm ra được giải pháp tốt nhất cho con mình và đừng lo lắng quá khi con bạn bị ọc sữa nhé!

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46