https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Cách trị mụn nhọt ở mặt cho bé hiệu quả

Cách trị mụn nhọt ở mặt cho bé hiệu quả

Mụn nhọt ở mặt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Đó là lí do cha mẹ nào cũng mong tìm được cách trị mụn nhọt ở mặt cho bé nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nhất.

Các loại mụn nhọt ở mặt bé

Cùng với đầu, cổ, chân tay thì mặt là vị trí mụn nhọt đặc biệt yêu thích ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân khiến bé bị mụn nhọt có rất nhiều, có thể kể đến như:

- Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu là tụ cầu vàng vì không được vệ sinh mặt mũi sạch sẽ.

- Trẻ bị dị ứng thời tiết khi trời đột ngột trở lạnh hoặc do bé tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất, lông thú, nước xả vải…

Rất nhiều trẻ bị mụn nhọt ở mặt

Rất nhiều trẻ bị mụn nhọt ở mặt

 

- Trẻ bị dị ứng thức ăn nhất là với đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ hoặc thịt bò…

Khi trẻ bị mụn nhọt ở mặt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

- Mụn sữa: Có khoảng 20% trẻ sơ sinh ở 2-3 tuần tuổi bị mụn sữa với các biểu hiện như mụn nhỏ li ti mùa trắng trông như các đốm sữa mọc trên mặt. Đôi khi có nhiều trẻ mụn sữa có thể mọc to như hạt đậu, có nhân trắng.

Mụn sữa khá lành tính nên thường tồn tại khoảng vài tuần là tự biến mất nhưng lại khiến trẻ khá ngứa ngáy, khó chịu và có thể gây chảy nước, tấy đỏ, kết vảy, viêm da nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách.

- Chàm sữa: Thường gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi đến 2 tuổi, rất hay tái phát lại nhiều lần mỗi khi gặp điều kiện thuận lợi (thời tiết thay đổi đột ngột, ăn phải đồ ăn gây kích ứng…). Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay xuất hiện ở 2 má trẻ, có tính chất đối xứng với những biểu hiện vùng mặt trẻ nổi hồng ban kèm vảy nhỏ ti ti, da khô, kéo văng, xuất hiện mụn nước, rỉ nước, đóng mày, tróc vẩy.

Tỷ lệ trẻ bị chàm sữa ngày càng gia tăng

Tỷ lệ trẻ bị chàm sữa ngày càng gia tăng

Đặc trưng cùa chàm sữa là viêm da nên rất ngứa, đau rát khiến trẻ liên tục lấy tay chà lên mặt. Chàm sữa không được chữa trị đúng cách hoặc sau 2 tuổi mà không hết thì dễ chuyển thành chàm thể tạng.

- Mụn trứng cá: Nhiều mẹ cứ nghĩ rằng mụn trứng cá chỉ gặp ở thanh thiết niên dậy thì, đó là một sai lầm đáng tiếc. Bởi thực tế trẻ nhỏ cũng có thể bị mụn trứng cá. Ở trẻ mụn trứng cá thường xuất hiện với bộ dạng là mụn đầu đen và mụn đầu trắng, đôi khi có mụn viêm đỏ, tập trung ở vùng tiết bã nhờn nhiều như trán, dọc cánh mũi, cằm hay còn gọi là vùng chữ T của khuôn mặt bé. Mụn có thể gây viêm da, để lại sẹo.

- Mụn đinh râu: Vị trí của mụn đinh râu ở trẻ hầu hết chỉ xuất hiện ở quanh môi, mép, cằm và ăn rất sâu vào bên trong. Nguyên nhân gây mụn đinh râu ở trẻ là do nhiễm trùng do nặn mụn trứng cá hoặc do mụn nhọt mọc tự nhiên từ vết xước ở quanh cằm, môi rồi bị bội nhiễm vi khuẩn.

Thận trọng khi trẻ bị mụn đinh râu

Thận trọng khi trẻ bị mụn đinh râu

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị mụn đinh râu là trẻ sốt cao, sưng, nóng đỏ đau, mưng mủ có ngòi như chiếc đầu đinh. Khi mụn phát triển có thể khiến trẻ sưng nề và có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, rét run, nhức đầu, buồn nôn.

Hướng dẫn cách trị mụn nhọt ở mặt cho bé an toàn

Những nốt mụn ở trên mặt trẻ thông thường sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu để lâu, bị sưng đỏ, mưng mủ, viêm loét thì sẽ có ngu cơ nhiễm trùng cao, do đó, mẹ cần phải lưu ý tìm cách trị mụn nhọt ở mặt cho bé kịp thời.

- Nếu là mụn sữa và mụn trứng cá, mẹ chỉ cần tắm rửa, vệ sinh cho bé sạch sẽ, bệnh sẽ tự tiêu biến sau một thời gian.

- Trong trường hợp mụn nhọt trên mặt trẻ là chàm sữa thì việc chữa trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Mẹ nên vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng sản phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa như Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 2 lần/ngày hoặc thoa gel Oatrum Kids cho trẻ 3 lần/ngày kết hợp cùng việc bôi kem dưỡng ẩm sẽ giúp đẩy lùi chàm sữa chỉ sau 6-12 ngày sử dụng.

Vệ sinh sạch sẽ giúp trẻ hết mụn nhọt

Vệ sinh sạch sẽ giúp trẻ hết mụn nhọt

Song song với đó, mẹ nên cho bé mặt quần áo rộng rãi, thoáng mát, loại bỏ những thực phẩm có nguy cơ dị ứng ra khỏi thực đơn và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với lông thú, bụi bẩn, hóa chất. Chàm sữa rất dễ tái phát nên mẹ cần chủ động đối phó để bảo vệ con.

- Với mụn đinh râu: Khi phát hiện trẻ mọc mụn nhọt quanh hàm – mặt nhất là hai vùng gò má mẹ cần thận trọng vì mụn đinh râu có thể gây ra biến chứng khôn lường như áp xe não. Bên cạnh đó có một biến chứng rất đáng sợ nữa là mụn đinh râu có đường lây nhiễm vào dòng máu rất gần qua “xoang hang” - là một hồ máu rộng lớn nên sẽ nhanh chóng gây nhiễm trùng huyết ồ ạt, viêm não - màng não cấp tính, làm việc điều trị trở tay không kịp. Vì vậy, mẹ không nên tự ý nặn, chính nhọt “đinh râu”, cũng không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi lên vết mụn của trẻ mà tốt nhất cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ.

Xem thêm:

Trẻ bị nổi mụn trên đầu và những điều cần lưu ý

- Trẻ bị mụn ở mông bôi thuốc gì?

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46