https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là một trong những điều được các bác sĩ nhắc nhở mẹ và người nhà ngay sau khi đón bé yêu chào đời. Tầm quan trọng của việc cho trẻ tắm nắng, những tác dụng của việc tắm nắng đối với sự phát triển của bé yêu chính là lí do không thể bỏ qua việc làm này mỗi ngày. Nhưng bạn đã biết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách chưa?

 Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Tầm quan trọng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Lời khuyên phải tắm nắng cho trẻ sơ sinh mà bạn được nghe từ nhiều người, nhất là từ các bác sĩ sản khoa, nhi khoa và các lớp thai giáo là hoàn toàn có căn cứ. Tất cả xuất phát từ những ích lợi mà việc tắm nắng mang lại cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.

Khi trẻ tắm nắng, làn da được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ sản sinh đủ vitamin D, từ đó, sẽ hạn chế được bệnh còi xương, bệnh vàng da thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. 

Bên cạnh đó, tắm nắng còn giúp chữa hăm tã do bé tè nhiều, bề mặt tã, bỉm cọ xát tiếp xúc với làn da còn non nớt. Các thành phần có trong tia nắng mặt trời đã được chứng minh là có công dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm và sẽ kích hoạt để làn da sản sinh ra vitamin D3, tăng cường canxi, phốt pho là hai chất cấu tạo chính trong xương.

 Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là cách bổ sung vitamin D hiệu quả

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là cách bổ sung vitamin D hiệu quả

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

  •     Những nguyên tắc cần nhớ khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh, cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

- Không phải ngay sau khi bé chào đời là cần phải được tắm nắng ngay.

Bé vừa chào đời cũng là vừa trải qua một hành trình khá vất vả để đến với cuộc sống bên ngoài. Vì vậy, bé cần được nghỉ ngơi trong khoảng 2-3 ngày sau sinh rồi mới cho bé ra ngoài tắm nắng.

- Không phải bất cứ thời gian nào trong ngày cũng có thể cho bé tắm nắng.

Trong ngày, từ 10 giờ sáng đến khoảng 16 giờ chiều, trong ánh nắng mặt trời, tia cực tím hoạt động mạnh nhất, gây nguy hại cho sức khỏe con người. Đối với trẻ sơ sinh, da còn non nớt thì tác hại của tia UV càng nặng nề hơn. Vì thế, mẹ cần tránh khoảng thời gian này, nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm, khoảng từ 6 đến 7 giờ sáng hoặc muộn hơn một chút nếu là vào mùa đông. Thời gian tắm nắng cho trẻ cũng không nên quá lâu, chỉ nên tắm cho trẻ khoảng 20 phút/ lần.

- Khi tắm nắng cho bé, mẹ nên cho làn da trẻ tiếp xúc càng nhiều càng tốt với ánh nắng, chỉ nên dùng mũ vải mỏng để đội đầu và che mắt để tránh bé bị chói mắt. Trong khi tắm nắng, mẹ có thể vừa chuyện trò, vừa mát-xa hoặc hát ru để bé cảm thấy thoải mái. Nếu bé có nhu cầu, mẹ cũng có thể vừa cho bú vừa tắm nắng cùng bé.

 Che mắt, vùng kín của bé khi tắm nắng

Che mắt, vùng kín của bé khi tắm nắng

- Không cứng nhắc trong thời gian tắm nắng cho trẻ.

Nhiều trẻ khó chịu, quấy khóc khi được đem phơi nắng. Vì thế, để cho trẻ quen dần, bạn nên tăng dần thời gian phơi nắng, lúc đầu có thể chỉ vài ba phút một lần, sau đó mỗi ngày tăng dần lên để trẻ thích nghi. 

Tùy thuộc vào mùa, vùng miền mà bạn linh động thời gian tắm nắng cho trẻ. Mùa đông và ở vùng ít nắng thì thời gian tắm nắng có thể dài hơn và ngược lại.

Khi trẻ bị ốm hoặc thời tiết bất thường, mẹ cũng không nên cho trẻ tắm nắng, tránh tình trạng nặng hơn.

-    Không hiệu quả khi tắm nắng trong phòng, qua cửa kính.

Nhiều người nghĩ rằng nắng xuyên qua cửa kính thì cũng giống như ánh nắng ở bên ngoài, vì thế, thay vì mang trẻ ra ngoài, họ cho trẻ tắm nắng ở trong phòng, vừa tránh được gió lại vừa tắm nắng. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì cửa kính cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại, da trẻ tiếp xúc với ánh nắng qua cửa kính thì sẽ không hấp thu được vitamin D cần thiết cho cơ thể. 

-    Quan sát biểu hiện của trẻ sau khi tắm nắng.

Nhiều trẻ sau khi tắm nắng có thể bị nổi mẩn đỏ trên da. Mẹ cần ngừng ngay việc tắm nắng, tắm rửa, giữ vệ sinh cho bé, tiếp tục theo dõi, và nếu tình trạng này không giảm bớt thì cần đưa đến bác sĩ.

Sau khi trẻ tắm nắng xong, hãy cho bé bú để bù lại lượng nước đã mất, và tuyệt đối không đưa trẻ đi tắm với nước, tránh tình trạng sốc nhiệt. Có thể lau mát cho các bé bằng khăn ướt hạ nhiệt. 

-    Tắm nắng để bổ sung vitamin D nhưng không thể bổ sung đủ lượng cần thiết cho trẻ.

Vitamin D cần thiết cho sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ, nhưng việc tắm nắng sẽ khó mà giúp bổ sung đầy đủ lượng cần thiết: không phải ngày nào cũng có nắng để mẹ cho bé tắm, không phải lúc nào bé cũng khỏe mạnh để tắm nắng… Vì vậy, mẹ cần bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua thực phẩm hoặc thuốc, ngay cả đối với trẻ đang bú mẹ. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, việc bổ sung vitamin D không nên tùy tiện, cần hỏi ý kiến bác sĩ, nếu không, bổ sung không đúng cách, thừa vitamin D cũng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe các bé.

  •     Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa hè

Vào mùa hè, thời tiết nóng bức, ánh nắng chói chang, gay gắt. Vì vậy, thời gian tắm nắng cho bé cần dịch lên sớm, khoảng từ 6 đến 7 giờ sáng, thời gian tắm nắng cũng có thể ngắn hơn để tránh việc làn da còn non nớt của bé bị tác hại từ tia cực tím. 

Cần chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ để cho bé tắm nắng, tránh để nắng chiếu thẳng vào mắt và phần đầu của bé.

Những ngày nắng gay gắt, nhiệt độ cao từ sáng sớm, không nên cho trẻ tắm nắng, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

  •     Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa đông

Thường các bé sinh vào mùa đông dễ bị thiếu vitamin D hơn bé sinh vào mùa hè. Trời lạnh, mẹ thường mặc cho bé quá ấm và tránh ra ngoài, cho nên, da bé ít có cơ hội được tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Thêm nữa, mùa đông ở nước ta thường nhiều mây, số ngày nắng lại không nhiều, nếu có nắng thì khá muộn và yếu ớt. Vì vậy, mẹ nên tranh thủ để tắm nắng cho bé vào những ngày nắng đẹp, thời gian thích hợp là khoảng từ 8 giờ 30 phút đến 9 giờ. Nơi tắm nắng cần tránh chỗ gió lùa. Và dù ánh nắng không mạnh như mùa hè, mẹ cũng cần đội mũ để tránh nắng chiếu trực tiếp vào mắt trẻ. 

  •     Cách tắm nắng cho trẻ bị vàng da

Với những trẻ bị vàng da sơ sinh, tắm nắng là một cách hữu hiệu để chữa bệnh. Tuy nhiên, việc tắm nắng chỉ dành cho trẻ bị vàng da sinh lí – bệnh phổ biến xuất hiện ở nhiều trẻ sau sinh khoảng 7h giờ. Còn đối với trẻ bị vàng da bệnh lí thì tắm nắng không hiệu quả, cần có sự điều trị chuyên môn mới khỏi bệnh được. Dưới đây là cách tắm nắng để chữa bệnh vàng da sinh lí cho trẻ sơ sinh.

 Cho trẻ sơ sinh phơi nắng để chữa vàng da sinh lí

Cho trẻ sơ sinh phơi nắng để chữa vàng da sinh lí

  Quy trình tắm nắng chữa bệnh vàng da sinh lý như sau:

– Trong lần tắm nắng đầu tiên: Cho trẻ mặc nguyên quần áo và đưa ra nắng. Sau đó, từ từ vén nhẹ áo của bé, cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào phần lưng và phần bụng. Tiếp đó, kéo áo lại và tắm nắng ở phần thân dưới. Thời gian tắm nắng của ngày đầu tiên chỉ cần khoảng 5 đến 10 phút, chủ yếu để cho bé tập làm quen với môi trường khác ngoài phòng ngủ, làm quen với ánh nắng mặt trời.

- Trong 3 ngày kế tiếp, quy trình được lặp lại giống như ngày đầu.

- 10 ngày tiếp, khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh, bạn không mặc quần áo cho bé nữa, chỉ cần che vùng kín bằng quần mỏng hoặc chiếc tã chéo, mũ nhẹ che được mắt để bé khỏi bị chói mắt. Thời gian tắm nắng lúc này có thể kéo dài, khoảng từ 15 đến 20 phút. 

Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh mang lại nhiều ích lợi, nhưng để có hiệu quả như mong muốn, chúng ta cần tuân theo đúng quy trình, cách thức ở trên.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46