Bà chị dâu tôi vừa hạ sinh chàng quý tử thứ 3, do “vỡ kế hoạch” nhưng ai cũng vui mừng khôn xiết. Nhìn thằng bé trắng như cục bông, má phinh phính, nụ cười giòn tan…cưng không chịu nổi. Vậy mà, hôm qua chị dâu tôi gọi điện ra giọng hốt hoảng: Cô hỏi ngay giúp chị xem bé bị chàm sữa phải làm sao, cu Tũn bị nổi mẩn đỏ ửng hai má xót lắm cô ơi…
Nghe xong cuộc điện thoại tôi cũng sốt hết cả ruột, tôi tưởng tượng ra hai má phúng phính trắng ngần của cu Tũn mà tôi vẫn hay hít hà, véo nhẹ giờ khô ráp, bong tróc, nổi mẩn đỏ, còn chưa kể Tũn sẽ vô cùng ngứa ngáy, khó chịu… Nghĩ thôi cũng thấy xót lắm rồi.
Con bị chàm sữa xót xa lắm các mẹ ạ
Vì vậy, tôi liền tìm hiểu ngay, bé bị chàm sữa phải làm sao nhỉ? Trong quá trình tìm kiếm thông tin, tôi biết chắc chàm sữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ các yếu tố dị ứng: thời tiết, thực phẩm, môi trường sống… cùng các yếu tố kích thích tại chỗ như: hóa chất có trong xà phòng, nước tẩy rửa, sữa tắm, lông động vật… Đôi khi bệnh lại đến từ chính cơ địa dễ bị dị ứng của trẻ.
Một điều hết sức quan trọng, bé bị chàm sữa là bệnh lý có tỉ lệ tái phát cao. Nghĩa là hầu hết các phương pháp điều trị chỉ cắt được triệu chứng của bệnh mà thôi. Vì vậy, các bà mẹ nên chuẩn bị sẵn tâm lý để chiến đấu với bệnh chàm sữa ở trẻ trong thời gian dài. Tất nhiên, nếu chăm sóc điều trị tốt khả năng tái phát sẽ thấp hơn rất nhiều.
Theo Bác sĩ Da liễu Trần Thị Thanh Nho, để loại bỏ chàm sữa ở trẻ hiện nay có rất nhiều phương pháp, từ bài thuốc dân gian, thuốc Tây cho tới các loại kem bôi, bột tắm thảo dược… việc các bà mẹ bỉm sữa cần làm là tìm hiểu thật kỹ từng phương pháp để hiểu rõ ưu – nhược điểm cũng như biết được phương pháp đó có phù hợp với cơ địa của trẻ không? Nhưng dù cha mẹ có lựa chọn phương pháp nào đi chăng nữa thì để trả lời được câu hỏi bé bị chàm sữa phải làm sao cho nhanh khỏi nhất thiết phải nắm rõ những nguyên tắc sau:
Bé bị chàm sữa do những nguyên nhân mà cha mẹ không hề ngờ tới
Tham khảo: Chàm sữa có để lại sẹo không?
Vệ sinh da trẻ đúng cách
Một làn da sạch sẽ luôn mang lại sự an toàn cho trẻ, với trường hợp trẻ bị chàm sữa điều này càng trở nên quan trọng. Hãy vệ sinh vùng da bị chàm của bé hàng ngày bằng nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da. Để tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm mẹ bỉm có thể sử dụng bột tắm thảo dược cũng rất hiệu quả.
Ngăn ngừa trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị ứng
Như đã nói, môi trường sống xung quanh trẻ tiềm ẩn rất nhiều nguy hại, từ bụi bẩn, vi trùng, hóa chất cho tới nhiệt độ, ngay cả những thực phẩm mẹ coi là bổ dưỡng cũng dễ dàng trở thành nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa. Do đó, khi đã tìm ra được “thủ phạm” khiến bé bị chàm sữa, cha mẹ hãy cách ly tuyệt đối nhé.
Cung cấp độ ẩm cho da
Một trong những nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa thêm nặng là do da trẻ thiếu độ ẩm, dẫn tới khô da, bong tróc. Vì vậy, để đẩy nhanh quá trình lành bệnh hãy thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày cho bé mẹ nhé.
Chàm sữa ngứa lắm nhưng mẹ đừng để bé chà tay lên mặt nhé
Hạn chế để bé gãi lên vùng da bị chàm
Cha mẹ cần biết, chàm sữa khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy khó chịu, nên theo quán tính trẻ sẽ đưa tay lên để chà gãi, điều này không tốt chút nào. Nếu trẻ có móng tay dài sẽ làm trầy xước da khiến vi khuẩn được dịp tấn công mạnh hơn, như vậy chàm sữa sẽ dai dẳng hơn.
Thoa gel đa năng cho bé
Bé bị chàm sữa là lúc làn da của trẻ bị tổn thương nặng nề khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm đỏ, ngứa. Vì vậy, ngoài việc vệ sinh da trẻ đúng cách, tăng cường độ ẩm, cha mẹ nên thoa gel đa năng Oatrum Kids New cho bé mỗi ngày sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.
Oatrum Kids New là gel đa năng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng hoạt chất Berberine dưới dạng gel. Vì vậy, Oatrum Kids New được đánh giá cao khi đem lại hiệu quả đối với tình trạng da khô sần, da căng ửng đỏ. Bên cạnh đó, khi kết hợp Berberine với tinh chất cây Cỏ trĩ sẽ giúp giảm viêm đỏ rất nhanh. Mặt khác, tinh chất Rau má và Nghệ nano sẽ giúp làm dịu da, phục hồi và tái tạo những tổn thương trên da khi bé bị chàm sữa.
Để đem lại hiệu quả cao, mẹ nên thoa Oatrum Kids New cho bé 3-4 lần/ngày vào sáng, trưa, tối và 1 lần để qua đêm, kết hợp với sản phẩm dưỡng ẩm trong giai đoạn bé bị khô da, bong tróc.
Đưa trẻ tới bác sĩ khi chàm sữa không thuyên giảm
Mẹ đã dùng đủ mọi cách mà chàm sữa ở trẻ vẫn không hề thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn? Trong trường hợp này mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, điều trị.
Thật may mắn, khi tôi chia sẻ những thông tin này cho chị dâu thì bệnh chàm sữa của cu Tũn cũng nhanh chóng hết bay chỉ sau 5 ngày điều trị, thật là nhẹ nhõm!
Đọc thêm: