Lác sữa ở trẻ sơ sinh (hay chàm sữa) là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh thường khởi phát khi bé 2 tháng tới 2 tuổi. Để việc điều trị mang lại hiệu quả cha mẹ cần áp dụng đồng thời nhiều phương pháp, cụ thể là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp điều này.
20% bé sơ sinh bị lác sữa
Theo thống kê, khoảng 20% trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 2 tháng tới 2 tuổi mắc phải bệnh lác sữa. Dù không quá nguy hiểm, nhưng với tỉ lệ mắc bệnh cao chàm sữa đã và đang gây nhiều lo lắng cho các gia đình có con nhỏ.
Một trong những yếu tố khiến bệnh lác sữa ở trẻ khó điều trị dứt điểm là do không thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Các nguyên nhân chủ yếu vẫn là do:
Rất khó để xác định rõ nguyên nhân vì sao bé bị lác sữa
+ Các yếu tố tác động gây dị ứng từ bên ngoài: Với những trẻ có cơ địa dễ dị ứng chỉ cần sự thay đổi nhỏ từ thời tiết, nhiệt độ môi trường hay sự tác động trực tiếp từ bụi bẩn, khí độc, hóa chất, nấm mốc, bọ chét… có trong ga trải giường, chăn, gối, nệm, lông thú nuôi trong nhà (chó, mèo)… cũng có thể khiến trẻ bị kích ứng, nổi mụn, ngứa ngáy.
+ Các yếu tố tác động gây dị ứng từ bên trong cơ thể: Bé bị lác sữa có liên quan tới yếu tố di truyền hoặc do cơ địa của trẻ gặp phải những rối loạn về tiêu hóa, thực phẩm (trứng, sữa, hải sản, thịt bò…). Bên cạnh đó bệnh cũng phát sinh từ các yếu tố gây nhiễm trùng từ bệnh khác, các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể.
THam khảo: Chàm sữa có lây không và giải pháp khắc phục
Mách mẹ cách điều trị an toàn, hiệu quả
Khi điều trị bệnh lác sữa cho con, cha mẹ cần biết các phương pháp hiện thời chỉ có thể cắt được triệu chứng của bệnh chứ không cắt được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, trong quá trình kiểm soát bệnh cha mẹ có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ bệnh của con tái đi tái lại nhiều lần. Tất nhiên, nếu đó đã là đặc trưng của bệnh thì không thể thay đổi được, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp trẻ bị lác sữa 1 lần trong đời rồi không bị nữa. Tất cả phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và điều trị của cha mẹ cũng như tình trạng đáp ứng thuốc của trẻ.
Để điều trị lác sữa cho bé, cha mẹ có thể áp dụng ngay những phương pháp dưới đây:
Bé bị lác sữa cần được chăm sóc đặc biệt
1. Chăm sóc bé
- Trẻ bị chàm sữa cần được chăm sóc cẩn thận, không nên tắm hay vệ sinh vùng chàm bằng xà phòng hay sữa tắm có tính chất tẩy rửa mạnh vì chúng làm khô da bé, tăng cảm giác ngứa ngáy và nổi mụn nhiều hơn. Hãy dành sự ưu tiên cho những sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, an toàn và dịu nhẹ.
- Khi chọn quần áo nên lựa chọn chất liệu cotton thoáng mát, mềm mại, tránh gây cọ xát tới làn da nhạy cảm của bé.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh bé để đảm bảo chắc chắn không có sự xuất hiện của bụi bẩn, mạt ve, bọ chét hay lông động vật…
Thay đổi chế độ dinh dưỡng khi bé bị lác sữa
2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây lác sữa ở trẻ sơ sinh, vì vậy trong quá trình điều trị nhất thiết phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh ở trẻ.
Nếu bé đang trong giai đoạn bú mẹ, mẹ cần kiêng ngay: đồ biển, trứng, sữa, thịt bò, lạc, thực phẩm lên men…
3. Sử dụng thuốc
+ Các loại thuốc, kem bôi ngoài da: Nên sử dụng các loại thuốc, kem bôi ngoài da ở những giai đoạn đầu của bệnh và nên dành sự ưu tiên cho những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, không chứa hóa chất, đặc biệt là hoạt chất Corticoid. Nếu sử dụng dài ngày sẽ gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ.
+ Thuốc kháng sinh: Thường dùng trong trường hợp lác sữa ở trẻ đã đến giai đoạn nặng (chàm rỉ nước, chàm bội nhiễm), và cần theo đơn chỉ định của bác sĩ, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua về điều trị cho bé.
Tìm hiểu thêm: