“Bé nhà em được 11 tháng, 3 ngày nay 2 má bé nổi nhiều mụn đỏ liti, bé hay đưa tay lên má gãi nên có để lại vài vết xước. Em tìm hiểu được biết đó là bệnh chàm sữa. Em rất lo lắng không biết chàm sữa có để lại sẹo không vì bé mọc khá nhiều mụn, lại là con gái nếu để lại sẹo thì xấu xí lắm ạ?”. (Thanh Mai, Bắc Ninh)
Trả lời
Chàm sữa có để lại sẹo không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh, bởi không ai muốn khuôn mặt bé yêu kém xinh vì những vết sẹo loang nổ do chàm sữa để lại.
Để trả lời câu hỏi này, cha mẹ cần biết chàm sữa là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Bất cứ trẻ nào cũng có thể mắc khi gặp phải các yếu tố dị ứng từ bên ngoài môi trường tác động tới. Đó là nhiệt độ, là thực phẩm, là các chất kích thích tại chỗ hay các dị nguyên đường hô hấp… Tuy nhiên, rất khó để xác định rõ nguyên nhân chính khiến bé bị chàm sữa, bởi tất cả các yếu tố này đều có khả năng tác động tới bé.
Chàm sữa có để lại sẹo không là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh
Khi mắc bệnh, trẻ sẽ trải qua 3 dấu hiệu đặc trưng:
+ Vùng da bị bệnh nổi hồng ban, sờ khô ráp, xuất hiện vảy nhỏ li ti.
+ Da khô, bị kéo căng, phá huỷ sau đó xuất hiện mụn nước, rỉ nước, đóng mày, tróc vẩy.
+ Da viêm, gây ngứa và đau rát.
Ngứa và nổi mụn đỏ được cho là những triệu chứng nguy hiểm khiến trẻ quấy khóc, bú kém, ngủ không ngon giấc. Và lý do khiến cha mẹ lo lắng đặt câu hỏi chàm sữa có để lại sẹo không cũng bắt nguồn từ những triệu chứng này. Bởi nhẽ, khi ngứa trẻ sẽ không thể kiểm soát được hành vi đưa tay lên gãi khiến những mụn nước vỡ ra, da rớm máu thậm chí là chảy máu. Trong trường hợp này nếu cha mẹ xử lý kịp thời và đúng cách thì chàm sữa hoàn toàn không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Còn trong trường hợp chàm sữa ở trẻ kéo dài tới giai đoạn chàm bội nhiễm, nhiễm trùng, khả năng để lại sẹo trên da bé là rất cao.
Chăm sóc và điều trị da bé đúng cách sẽ ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo
Để chàm sữa không có cơ hội để lại sẹo xấu xí, mẹ Thanh Mai hãy áp dụng ngay cách điều trị sau:
+ Tuyệt đối không để bé dùng tay chà gãi vùng da bị chàm, hay nói cách khác cha mẹ cần cắt đứt được vòng luẩn quẩn: ngứa – gãi – ngứa. Để làm được điều này, mẹ hãy sử dụng ngay các loại kem bôi hay bột tắm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, an toàn và phù hợp với mức độ tổn thương ở vùng da của bé.
+ Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, nếu móng tay dài khi gãi bé sẽ có nguy cơ bị trầy xước, chảy máu nhiều hơn.
+ Không để trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây bệnh đồng thời thiết lập lại chế độ dinh dưỡng, hạn chế hải sản, thịt bò, trứng, sữa…
+ Không nên tắm cho bé bằng các loại lá tắm dân gian, xà phòng có chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt vì khả năng gây kích ứng, nhiễm trùng là rất cao.
+ Chọn quần áo chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Với những tư vấn vừa rồi chắc chắn mẹ Thanh Mai đã giải tỏa được thắc mắc của mình, đồng thời tìm ra được phương pháp điều trị chàm sữa tốt nhất cho con.
Chia sẻ thêm: