https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 6 sai lầm thường gặp khi xử lý vết trầy xước da ở trẻ

6 sai lầm thường gặp khi xử lý vết trầy xước da ở trẻ

Rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng, vết trầy xước trên da trẻ thường không đáng lo nên hoàn toàn có thể tự khỏi. Chính sự chủ quan này mà nhiều người đã mắc phải những sai lầm đáng tiếc gây ra hệ quả khôn lường cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Dưới đây là những sai lầm mà hầu như 90% các bậc phụ huynh mắc phải khi sơ cứu, điều trị vết trầy xước da ở trẻ.

1. Không sát trùng vết trầy xước da cho trẻ

Không sát trùng vết thương dù chỉ là trầy xước, rách da nông ở trẻ thực sự là một bất cẩn đáng trách. Thế nhưng, vẫn có nhiều cha mẹ chủ quan chỉ lấy khăn ướt, giấy ăn để lau qua loa vết thương hoặc để cầm máu mà không rửa sạch vết trầy xước da cho trẻ dưới vòi nước sạch hay nước muối sinh lý.

Vết trầy xước da ở trẻ không được sát trùng sẽ rất nguy hiểm

Vết trầy xước da ở trẻ không được sát trùng sẽ rất nguy hiểm

Việc không được làm sạch bụi bẩn, đất cát bám vào da trẻ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, tấn công dẫn đến nhiễm trùng da ở trẻ.

Rửa sạch vết trầy xước da ở trẻ để loại bỏ bụi bẩn, lá cây bám trên vùng da bị tổn thương là điều cần thiết, thế nhưng nếu xối nước vào vết thương với áp lực lớn từ vòi nước, kỳ cọ quá mạnh chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn. Bên cạnh việc khiến vùng da bị tổn thương nghiêm trọng, việc chà sát mạnh lên vết trầy xước còn khiến vi khuẩn xâm nhập, gây mưng mủ, sưng tấy và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

2. Rửa oxy già, cồn hoặc Povidine trực tiếp vào vết thương 

Đây là thói quen vẫn được nhiều người duy trì để sơ cứu vết trầy xước da cho trẻ vì nghĩ rằng sẽ giúp vết thương sạch sẽ, chóng liền da. Thực tế cho thấy, rửa oxy già, cồn hoặc Povidine trực tiếp vào vết thương trên da không phải là giải pháp nhanh và đảm bảo bởi nếu oxy già là chất oxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt hết các vi khuẩn kỵ khí thì cồn và Povidine lại giúp thủy phân các protein và chất béo cấu tạo vi khuẩn. Do đó, ngoài việc giúp tiêu diệt vi khuẩn thì các loại dung dịch này còn tiêu diệt cả bạch cầu, tiểu cầu và có thể gây chết mô hạt, tế bào da, để lại sẹo vĩnh viễn.

Rửa vết thương bằng oxy già, cồn hay Povidine dễ để lại sẹo

Rửa vết thương bằng oxy già, cồn hay Povidine dễ để lại sẹo

Các chuyên gia khuyến cáo, thay vì rửa vết thương bằng oxy già, cồn hay Povidine, phụ huynh nên sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý sẽ an toàn hơn cho trẻ.

3. Bôi kem không được phép sử dụng cho vết thương hở

Không phải loại kem nào trên thị trường cũng có thể bôi vào vết da trầy xước, vết thương hở ở trẻ. Kem bôi phần lớn chỉ là những loại kem có tác dụng dưỡng ẩm, mềm da mà không có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì có chứa chì, corticoid.

Thế nhưng, vì vội vàng, hoảng loạn và thiếu hiểu biết nhiều cha mẹ vẫn cố tình bôi các loại kem này lên vùng da bị trầy xước của trẻ khiến vết thương trầm trọng, khó chữa hơn.

4. Đắp lá không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bài thuốc lá từ dân gian luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều cha mẹ trong việc chữa trị vết trầy xước da ở trẻ. Tuy nhiên phương pháp này lại không lành như các mẹ vẫn nghĩ đặc biệt nếu chứa bụi bẩn, vi khuẩn, thuốc trừ sâu và không được rửa sạch sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Ngoài việc khiến vết thương lâu lành, đắp lá không rõ nguồn gốc lên vết trầy xước da ở trẻ còn có thể làm bội nhiễm, nhiễm trùng huyết ở trẻ.

Không tự ý đắp lá cây lên vết thương hở của trẻ

Không tự ý đắp lá cây lên vết thương hở của trẻ

5. Bôi nghệ tươi bôi trực tiếp lên vùng da trầy xước của trẻ

Nghệ rất tốt nhưng sử dụng sai cách lại mang đến tác dụng ngược, sử dụng nghệ tươi bôi trực tiếp lên vùng da trầy xước của trẻ là một ví dụ. Dù có khả năng kháng khuẩn cao nhưng nghệ tươi lại có chứa acid nên có thể gây bỏng, phồng rộp da trẻ kéo theo việc hồi phục, liền da trở nên khó khăn hơn.

6. Không bảo vệ vết trầy xước cẩn thận

Với quan niệm để hở vết thương cho mau khô, mau lành nên nhiều cha mẹ đã không băng bó hay dán urgo lên vết thương vì nghĩ rằng nó sẽ gây bí bách, mưng mủ. Thế nhưng thực tế lại diễn ra theo chiều ngược lại vì trong không khí và ngay cả trên vùng da xung quanh trẻ thường có nhiều bụi bặm, vi khuẩn nên có thể khiến da trẻ bị tổn thương và nhiễm trùng nặng nề hơn.

Cần bảo vệ vết trầy xước da ở trẻ cẩn thận

Cần bảo vệ vết trầy xước da ở trẻ cẩn thận

Các chuyên gia cho rằng, thông thường vết trầy xước da sẽ nhanh lành hơn trong điều kiện ẩm, do vậy việc băng bó, bôi thuốc sẽ giúp bảo vệ trẻ trước những yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài đồng thời giúp các tế bào tái sinh, da săn se, miệng vết thương nhanh khép lại và liền da nhanh hơn.

Cách xử lý vết trầy xước da ở trẻ chuẩn chuyên gia

Cách xử lý vết trầy xước da ở trẻ chuẩn chuyên gia

Để giúp trẻ liền da non, sẹo không có cơ hội hình thành thì việc sơ cứu khi trẻ bị trầy xước da có vai trò rất quan trọng. Dưới đây là những bước xử lý theo hướng dẫn của chuyên gia:

- Làm sạch vết trầy xước da ở trẻ dưới vòi nước sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.

- Rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc hoặc dung dịch Povidon 10% (dung dịch chứa Iod) sát trùng lại vết thương.

Oatrum Kids nổi bật với thế mạnh kháng khuẩn, chống viêm 

- Bôi gel trị trầy xước da, trị sẹo lên vết thương ở trẻ. Nên ưu tiên sử dụng gel từ thảo dược thiên nhiên có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, ngừa sẹo như Oatrum Kids. Sử dụng ngày 3 lần cho trẻ, mỗi lần bôi cách nhau tối thiểu 5 tiếng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

- Nếu vết trầy xước ở thể rộng, đắp băng gạc vô trùng và dùng băng keo cố định lại. Ngày thay băng một lần để da trẻ được hồi sinh, trở lại nguyên trạng mịn màng và tránh thâm sẹo.

Xem thêm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46