Sau khi sốt trẻ thường bị mẩn ngứa khắp người khiến nhiều cha mẹ đứng ngồi không yên. Những câu hỏi được phụ huynh đặt ra nhiều nhất lúc này là trẻ mẩn ngứa khắp người sau khi sốt có nguy hiểm không, cần làm gì để trẻ vượt qua tình trạng này nhanh chóng.
Trẻ mẩn ngứa khắp người sau khi sốt là do sốt phát ban?
Các chuyên gia y tế cho rằng, thực chất sau khi bị sốt trẻ thường kèm theo hiện tượng mẩn đỏ, mẩn ngứa được gọi là sốt phát ban. Trẻ bị sốt phát ban phần lớn là do nhiễm virus đường hô hấp như viris sởi, virus rubella, adeno virus và nhóm enterovirus… Trong đó virus sởi và rubella là hai tác nhân hoành hành ở trẻ nhiều nhất. Thống kê cho thấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị sốt, mẩn đỏ 1 hoặc vài lần trong độ tuổi từ 6 tháng đến 33 tháng tuổi. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ kém cộng thêm làn da mỏng manh, nhạy cảm nên dễ bị mẩn đỏ, ngứa ngoài da.
Sau sốt trẻ rất dễ bị mẩn ngứa, phát ban
Trẻ bị mẩn ngứa, mẩn đỏ khắp người sau khi sốt sẽ có biểu hiện theo từng giai đoạn đó là: Ủ bệnh trong 1 tuần thì trẻ bị sốt, có thể sốt vừa hoặc sốt cao (từ 38,5 đến 39 – 40 độ) tùy từng thủ phạm gây bệnh. Sau khi cắt sốt hoặc hạ sốt trên cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ được gọi là hồng ban. Các nốt hồng ban cũng có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào đặc thù của từng bệnh:
- Trẻ phát ban do virus sởi gây ra: Được gọi là ban đỏ với biểu hiện các nốt ban xuất hiện đầu tiên ở tai sau lan xuống mặt, bụng và toàn thân. Chúng cũng biến mất theo thứ tự đã nổi trên da. Khi bị sốt ban đỏ trẻ sẽ kèm thêm các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, mắt đỏ. Bệnh không được xử trí kịp thời sẽ gây viêm phổi, viêm não rất nguy hiểm với sức khỏe của trẻ.
- Trẻ phát ban cho virus rubella: Được gọi là ban đào, khác với ban đỏ, các nốt ban đào có màu nhạt hơn và xuất hiện đầu tiên ở mặt, tiếp đó xuống thân và chân. Sau khoảng 3 ngày sẽ tự biến mất, tuy nhiên trẻ sẽ kèm theo các triệu chứng là nổi hạch ở các vị trí như tai, cổ, dưới chân và có thể bị đau cả khớp.
Ban hồng ở trẻ bị rubella
- Do trẻ sốt xuất huyết, chân tay miệng: Trẻ phát ban, mẩn đỏ khắp người sau sốt còn có thể là do bị sốt xuất huyết, chân tay miệng nên cha mẹ cần chú ý đến các vấn đề như thời tiết nắng nóng, dị ứng thức ăn, dị ứng hóa chất, bụi bẩn, lông thú hoặc viêm da cấp tính… để từ đó nhận định tình hình và có hướng xử trí kịp thời.
Cần làm gì khi trẻ mẩn ngứa khắp người sau khi sốt?
Thực tế cho thấy khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người sau khi sốt không quá đáng lo bởi chỉ cần theo dõi sát sao, xử lý đúng cách, cha mẹ sẽ hóa giải nhanh chóng tình trạng này. Để đối phó với việc trẻ mẩn ngứa khắp người sau khi sốt cha mẹ cần tiến hành các bước sau:
- Vệ sinh da trẻ sạch sẽ hàng ngày bằng sản phẩm kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa giúp trẻ dễ chịu và ngăn ngừa bội nhiễm tiêu biểu là Bột tắm trẻ em Nhân Hưng – được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên rất an toàn và hiệu quả giúp trẻ hết mẩn đỏ, ngứa ngáy khi bị sốt phát ban nhanh chóng. Mẹ tuyệt đối không nên kiêng gió, kiêng nước cho trẻ, điều này là phản khoa học.
Vệ sinh sạch sẽ là cách giúp trẻ tránh xa các bệnh về da
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Cách li trẻ với các yếu tố, tác nhân dễ gây ngứa, mẩn đỏ thêm cho da trẻ như bụi bẩn, vật nuôi, thú bông, xà phòng, hóa chất tẩy rửa…
- Bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, C để tăng sức đề kháng. Với trẻ đang bú mẹ thì mẹ nên ăn nhiều nhóm thực phẩm này và nói không với các thực phẩm dễ gây dị ứng như bò, hải sản, đậu phộng… Với trẻ đang bú mẹ, hãy sử dụng các loại thực phẩm khác để đảm bảo con không bị dị ứng do sữa mẹ.
- Cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa và uống nhiều nước, sữa nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để gia tăng số bữa cho trẻ, tránh ép bé ăn quá nhiều dễ gây nôn, trớ.
- Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm thông thoáng mũi, tránh mũi chảy xuống cổ họng gây ho, viêm họng…
- Hạ sốt cho trẻ đúng cách bằng việc sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng, 4-6 tiếng/lần, chườm khăn ấm, giảm đau họng và ho cho trẻ bằng thuốc ho hoặc các bài thuốc dân gian từ quất, đường phèn, lá húng chanh, chanh đào, mật ong…
Trẻ li bì, mệt mỏi cần đưa đến bệnh viện
- Cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ sốt cao kéo dài 5-7 ngày không cắt được sốt, trẻ li bì, mệt mỏi không chịu ăn uống, trẻ khó thở, thở nhanh, thở mệt, trẻ co giật.
Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ
Sốt phát ban đỏ ở trẻ rất thường gặp nhưng vẫn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
- Tiêm phòng sởi, rubella cho trẻ theo định kỳ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh.
- Không cho trẻ chơi ở nơi bụi bẩn, đông người.
- Tăng cường thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin để trẻ luôn khỏe mạnh.
Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người sau khi sốt nhằm tránh những hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm: