Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng nổi mụn nước tại lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngón chân gây ngứa ngáy khó chịu, rất có thể bạn đã mắc phải bệnh ghẻ nước. Bệnh rất phổ biến và có tính chất lây lan nên cần điều trị bằng thuốc theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh ghẻ nước là gì?
Ghẻ nước là bệnh ngoài da gây nên tình trạng ngứa ngáy và nổi nhiều mụn nước. Bệnh xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thông thường lòng bàn tay, các kẽ ngón tay chân hoặc vùng kín là những vị trí thường gặp nhất.
Ghẻ nước là tình trạng bệnh lý ngoài da
Bệnh phổ biến vào mùa đông hay những khi tiết trời ẩm thấp. Đối tượng hay mắc ghẻ nước là những người sống trong môi trường ô nhiễm, đông đúc và chật chội, người vệ sinh da kém. Ghẻ nước có thể điều trị dễ dàng nhưng nguy cơ lây lan từ người này sang người khác cũng rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước
Ghẻ nước do một loại ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabie hominis hay còn được gọi là mạt ngứa, bọ ve gây nên. Thông thường loại ký sinh trùng này có kích thước rất nhỏ, nó có thể tồn tại và sinh sống ở mọi nơi mà mắt thường con người không thể nhìn thấy được.
Những con ghẻ sau khi xâm nhập vào da sẽ đào hang sau đó đẻ trứng và phát triển một cách nhanh chóng trên cơ thể người.
Triệu chứng điển hình khi bị ghẻ nước
Ghẻ nước là bệnh ngoài da. Vì vậy người bị mắc bệnh sẽ có những biểu hiện rõ rệt bên ngoài da như:
+ Ngứa ngáy: Đây là dấu hiệu đầu tiên khi mắc ghẻ nước. Ghẻ nước thường gây ra những cơn ngứa dữ dội. Ngứa gia tăng vào ban đêm do các con ghẻ thường hoạt động nhiều vào ban đêm.
Ghẻ nước gây ngứa ngáy, khó chịu
>> Tìm hiểu thêm: Những điều bạn cần biết về trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở mông
+ Nổi mụn nước ở da: Người bị ghẻ nước sẽ xuất hiện những tổn thương dưới dạng mụn nước trên da. Các mụn nước này có chứa dịch lỏng và sẽ bị vỡ ra khi gãi hoặc khi quần áo cọ vào. Từ đó sẽ khiến mụn nước ngày càng nhiều và lan rộng ra các vị trí khác.
+ Xuất hiện các rãnh ghẻ: Những rãnh trên bề mặt da xuất hiện là do những con ghẻ cái khi đào hang và đẻ trứng. Các rãnh này thường dài khoảng 2 – 4 mm.
Mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ nước
Ghẻ nước có khả năng lây lan từ người này sang người khác rất cao. Không chỉ có vậy, khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, phổ biến nhất là gây nhiễm trùng da.
Thông thường ghẻ nước sẽ gây nên những cơn ngứa dữ dội khiến người bệnh phải cào gãi nhiều. Việc cào gãi sẽ khiến mụn nước bị vỡ ra làm tăng nguy cơ nhiễm trùng gây viêm da, lở loét da.
Ngoài ra, trong trường hợp bệnh tái đi tái lại, nguy cơ gây chàm hóa da cũng rất cao. Đặc biệt biến chứng viêm cầu thận cấp cũng có thể xảy ra khi da bị nhiễm trùng. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần được thăm khám để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhằm bảo vệ cho sức khỏe bản thân.
Cách điều trị bệnh ghẻ nước
Ghẻ nước thường được xác định qua các biểu hiện ngoài da và dùng kính hiển vi để soi mẫu da nơi bị bệnh. Tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Thông thường, ghẻ nước sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị như:
+ Dùng thuốc để điều trị: Ghẻ nước thường được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn, ký sinh trùng cư trú trên da. Một số trường hợp, kháng sinh toàn thân cũng được chỉ định nhằm giảm đi triệu chứng ngứa cho người bệnh.
Điều trị ghẻ nước bằng các loại thuốc bôi ngoài da
Các loại thuốc thường được sử dụng điều trị ghẻ nước như: Thuốc D.E.P, Kem Permethrin 5%, Benzyl Benzoate 33%, Kem Eurax, Lindane 1%.... Ngoài thuốc bôi, các loại thuốc uống cũng được chỉ định điều trị như: Thuốc kháng histamin, Ivermectin, Thuốc chống nhiễm trùng, bội nhiễm, Vitamin B1, C.
+ Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp chữa ghẻ nước theo kinh nghiệm dân gian ngay tại nhà như: Tắm nước muối, tắm nước lá xà cừ, tắm nước lá đào…. Tuy nhiên, hiệu quả của những phương pháp này vẫn chưa được kiểm chứng nên người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện.
>> Có thể bạn quan tâm: