Muốn điều trị hiệu quả sẹo lồi thì trước tiên bạn cần hiểu rõ về bản chất của dạng sẹo này, phân biệt được sẹo lồi so với các loại sẹo khác. Nhiều người do không nắm được sẹo lồi là gì nên đã dẫn tới điều trị sai cách, sẹo không xoá được mà còn gây thêm nhiễm trùng.
Sẹo lồi là gì?
Sẹo có nhiều loại khác nhau, các loại sẹo bình thường là vết sẹo có hình dạng cũng như kích thước tương ứng với hình dạng kích thước của đúng vết thương, chúng không bị lồi hoặc bị lõm hơn so với bề mặt da.
Sẹo lồi là dạng sẹo nổi lên bề mặt da với kích thước lớn hơn vết thương ban đầu.
>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc sẹo lồi có chữa được không?
Còn sẹo lồi là sẹo bất thường, đó chính là vết sẹo lồi, chúng dày và nổi lên trên bề mặt da, kích thước và hình dạng lớn hơn so với vết thương ban đầu. Nói cách khác thì sẹo lồi chính là vết sẹo mở rộng, có thể là màu hồng hoặc tối hơn so với vùng da xung quanh.
Đặc điểm nhận biết sẹo lồi
Sẹo lồi thường khởi đầu trong khoảng vài tháng đầu sau khi bạn bị thương, đó là một khối đỏ hồng có kích thước tùy thuộc vào các tổn thương da lúc đầu. Đặc biệt sẹo này có giới hạn rõ ràng, bề mặt căng bóng, có thể nhìn thấy rõ được các mạch máu bị giãn bên dưới, đồng thời mật độ hơi cứng giống như khối cao su.
Trong vòng khoảng năm đầu sau tổn thương thì những khối này sẽ phát triển một cách quá mức nhưng lành tính, chúng lan rộng và phát triển rộng ra xa khỏi vị trí của các vết thương ban đầu. Hình dạng của nó không đều, có màu sậm, bề mặt nhẵn bóng và cứng hơn so với da lành ở vùng xung quanh sẹo.
Bản chất của sẹo lồi chính là do sự tăng sinh quá mức về số lượng cũng như trật tự của các mô sợi ở trong lớp bì. Sẹo lồi thường gây ngứa ngáy, có thể hơi đau, cảm giác căng cứng và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
Các vị trí sẹo lồi dễ xuất hiện nhất phải kể đến như khu vực vùng trước xương ức, dái tai, lưng, vai, cổ, tay, chân, da mặt, ít xảy ra ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Nguyên nhân gây ra sẹo lồi
Sẹo lồi thường được hình thành bởi các nguyên nhân cơ bản như sau:
- Do chấn thương da và các vết rách từ tai nạn gây ra. Từ trên nền vết thương này sẽ mau chóng hình thành nên vết sẹo lồi.
Sẹo lồi thường gây cảm giác ngứa ngáy, có khi đau và căng cứng.
>>Xem thêm: Mẹo trị sẹo lồi mới hình thành đơn giản từ nguyên liệu tự nhiên
- Do các vết cắt do phẫu thuật như phẫu thuật bướu cổ, ruột thừa, tim, mổ lấy thai, thẩm mỹ căng da mặt, cắt mỡ bụng hay đặt túi ngực… rất dễ để lại sẹo lồi.
- Do da bị hỏng, không được chăm sóc xử lý tốt cũng tạo thành sẹo lồi.
- Do mắc một số bệnh về da như bị mụn trứng cá, nhiễm trùng da tổn thương để lại sẹo.
Tuy nhiên các tổn thương da chỉ trở thành sẹo lồi khi có yếu tố nguy cơ như vết thương căng quá mức hoặc chùng quá, trong vết thương có chứa dị vật (tóc, chỉ, cát, bụi) hoặc người có cơ địa sẹo lồi, nghĩa là ở người đã có sẹo lồi trước đó.
Cũng theo nghiên cứu khoa học thì sẹo lồi hay gặp ở người da tối màu, chiếm khoảng 15-20% , gấp 15 lần so với những người da trắng. Còn riêng với những người mà đã có cơ địa sẹo lồi thì dù bị bất cứ tổn thương ngoài da nào cũng đều gây ra sẹo lồi tại vị trí đó.
Cách chăm sóc và điều trị sẹo lồi hiệu quả
Nguyên tắc chung khi điều trị sẹo lồi đó là phải điều trị càng sớm càng tốt. Bởi nếu càng để lâu, sẹo lồi trở nên cứng hơn, khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn và phức tạp. Thậm chí còn chưa tính đến khả năng tốn kém chi phí, mất nhiều thời gian hơn.
Đa phần với những trường hợp bị sẹo lồi mới chớm, chữa ngay thì có thể áp dụng một số phương pháp từ tự nhiên như: dùng nghệ tươi, rau má, nha đam, hành tây, mật ong, gừng tươi hay chanh tươi… Các nguyên liệu này có chứa nhiều hoạt chất giúp tăng sản sinh collagen, làm xẹp sẹo, xoá mờ vết thương. Nhưng để đem lại hiệu quả thì bạn cần phải kiên trì áp dụng, không nên bỏ dở giữa chừng.
Chọn kem bôi trị sẹo lồi hiệu quả và an toàn.
Còn đối với người bị sẹo lồi lâu năm thì cần áp dụng các phương pháp hiện đại hơn. Bao gồm như: điều trị bằng phương pháp laser, phương pháp lạnh nito lỏng, phương pháp tiêm corticosteroid trong sẹo, dùng kem trị sẹo lồi hoặc phẫu thuật.
Bạn có thể đi khám bác sĩ da liễu để xác định xem tình trạng sẹo lồi của mình như thế nào, kích thước lớn hay nhỏ, tính chất để có hướng điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó cần chú ý chăm sóc làm sạch da thường xuyên, không để sẹo tiếp xúc với các vật gây tổn thương, không cào cấu, gãi ngứa, không mặc quần áo quá chặt chèn ép sẹo. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống cho lành mạnh để giúp đẩy lùi sẹo lồi.
>>Có thể bạn quan tâm: Sẹo lồi ngứa – Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả