Trong số các loại sẹo hiện nay thì sẹo lõm được đánh giá là loại sẹo cứng đầu nhất và khó chữa nhất. Sẹo lõm có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng chủ yếu nhất vẫn là da mặt. Sẹo lõm trên mặt sẽ tạo thành các ô lõm cùng nhiều kích cỡ lẫn hình dáng khác nhau, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ ở phần da mặt.
Thế nào là sẹo lõm?
Sẹo lõm thực chất chính là các vết lõm nằm ở sâu dưới da với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Về cơ bản, sẹo lõm được hình thành do phần hạ bì bị tổn thương nặng khiến cho collagen và cả eslatin bị đứt gãy, chúng không thể phục hồi ở các vị trí của sẹo nên làm cho da bị dính vào cấu trúc sâu, gọi là sẹo lõm.
Sẹo lõm là vết lõm nằm dưới da, rất khó điều trị và gây ảnh hưởng đến khuôn mặt.
>>Xem thêm: Những bất ngờ thú vị về phương pháp trị sẹo lõm bằng nghệ tươi
Nhắc đến sẹo lõm thì đây được xem là nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người. Bởi vết sẹo này nó không chỉ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý. Nó khiến người bị sẹo lõm tự ti và ngại giao tiếp với những người xung quanh. Hơn nữa việc điều trị sẹo lõm cũng rất khó, nhất là với các vết sẹo lâu năm.
Các dạng sẹo lõm trên mặt phổ biến hiện nay
Sẹo lõm trên mặt có nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là các dạng sau:
- Sẹo lõm trên mặt do mụn trứng cá: có khoảng 95% trường hợp bị sẹo lõm là do bị mụn trứng cá. Tỷ lệ sẹo lõm do mụn trứng cá sẽ càng tăng lên nếu bạn tự ý nặn mụn, vệ sinh sai cách hoặc là trị sẹo lõm sai cách mà ra.
- Sẹo chân đá nhọn: vết sẹo dạng này trông giống lỗ chân lông to và sâu hơn nhiều so với bề mặt da, chúng thường hẹp và sâu hơn các loại sẹo khác. Nhìn chung sẹo chân đá nhọn sẽ có màu đen, chúng bị rạn nứt, hay xảy ra khi bạn nặn mụn đầu đen và đầu trắng.
- Sẹo hình chân vuông: sẹo này có kích thước rộng hơn các vết sẹo sâu hoặc sẹo chân đá nhọn. Chúng thường bị lõm hơn so với bề mặt da, hay xảy ra sau khi mụn trứng cá phát triển nghiêm trọng kết hợp với viêm khiến da tổn thương nặng và mất collagen trong da.
- Sẹo hình lượn sóng: đây là các vết sẹo phình to có hình dạng uốn lượn giống như các con sóng, chúng lăn theo hàng rộng và nằm nông trên da.
Nguyên nhân hình thành sẹo lõm trên mặt
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc sẹo lõm nhưng chủ yếu vẫn là do:
- Do điều trị mụn không đúng cách: bạn nên nhớ nếu bạn bị mụn trứng cá hay mụn bọc mà điều trị sai cách, tự ý dùng tay nặn mụn quá sớm sẽ vô tình để lại các vết sẹo lõm.
Tự ý nặn mụn rất dễ gây ra sẹo lõm trên khuôn mặt.
>>Xem thêm: Trị sẹo lõm lâu năm không khó nếu có trong tay “bí kíp” này
- Do không chăm sóc da tốt: nhất là với những người bị da dầu có nhiều mụn mà không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, làm phá hủy cấu trúc da và hình thành lên sẹo lõm trên mặt.
- Do bị chấn thương hoặc tai nạn nhỏ: một số các vết xước trên da hay tai nạn như bỏng bô cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sẹo lõm.
- Do bỏng da hoặc bị thủy đậu: những người bị thuỷ đậu sẽ xuất hiện nhiều nốt mụn trên cơ thể, trong đó có khuôn mặt. Sau đó mụn này sẽ để lại hậu quả nặng nề đó là khiến da xuất hiện sẹo lõm to và khó chữa.
Cách xoá sẹo lõm trên mặt hiệu quả và an toàn
Để xoá sẹo lõm, bạn có thể áp dụng các phương pháp từ thiên nhiên rất an toàn như:
- Trị sẹo lõm trên mặt bằng nghệ tươi: nghệ tươi chứa nhiều thành phần giúp kháng viêm, làm liền sẹo và xoá mờ vết thâm. Để trị sẹo lõm, bạn thái nghệ thành các lát mỏng, xay nhuyễn, lọc lấy nước, đem thoa lên da mặt thành lớp mặt nạ mỏng là được.
- Xoá sẹo lõm với nước cốt chanh: chanh tưới chứa nhiều axit citric rất tốt trong việc lấp đầy sẹo lõm. Theo đó bạn vắt nước cốt chanh ra chén nhỏ, nhúng miếng vải cotton vào nước cốt chanh rồi thoa lên mặt. Chờ khoảng 10p sau thì đi rửa lại mặt với nước. Áp dụng khoảng 2-3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Dùng chanh tươi giúp làm sạch da và xoá sẹo lõm hiệu quả.
- Trị sẹo lõm bằng rau má: thành phần rau má chứa nhiều triterpenoids có tác dụng thúc đẩy các mô liên kết để tái tạo da nhanh chóng, lấp đầy nhanh vùng sẹo lõm do mụn để lại. Để xoá sẹo lõm trên mặt với rau má, bạn lấy rau má đem rửa sạch, cho vào máy xay cùng ít nước, lấy nước đem xoa lên vùng da bị sẹo, đồng thời lấy bã đắp. Kết hợp uống nước ép rau má mỗi ngày sẽ mau chóng khỏi sẹo.
Lưu ý trong quá trình điều trị sẹo lõm nhớ vệ sinh da mặt sạch sẽ, bảo vệ da, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
>>Có thể bạn quan tâm: Mụn trứng cá là gì? Điều trị như thế nào?