Nổi mề đay có được tắm không? Theo quan niệm dân gian đây là thời điểm người bệnh nên kiêng nước, tuy nhiên đến nay y học hiện đại đã chứng minh và đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược khiến ai cũng bất ngờ.
Thực hư nổi mề đay có được tắm không?
Nổi mề đay là bệnh lý ngoài da phổ biến do dị ứng với thời tiết hoặc thực phẩm. Khi bị mề đay người bệnh sẽ nổi nhiều đốm sần đỏ trên da gây ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi. Ngoài ra người bệnh còn xuất hiện thêm một số triệu chứng nguy hiểm khác như: sốt cao, nôn mửa, nhức đầu, khó thở và nặng nhất là trụy tim.
Nổi mề đay có được tắm không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Xem thêm: Cách trị nổi mề đay cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Khi bị nổi mề đay người bệnh phải kiêng nhiều thứ, nên thắc mắc nổi mề đay có được tắm không nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh? Theo quan niệm xưa nếu tắm trong quá trình bị bệnh sẽ không tốt và khiến mề đay thêm nặng, do đó người bệnh cần kiêng nước. Tuy nhiên, Y học hiện đại ngày nay đã chứng minh sự thật hoàn toàn trái ngược.
Cụ thể, các bác sĩ chuyên khoa cho biết khi bị nổi mề đay làn da của người bệnh không những ngứa ngáy, khó chịu mà còn rất dễ ra mồ hôi và tích tụ nhiều tế bào chết trên da. Nếu người bệnh không tắm rửa sạch sẽ đây sẽ là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi trên những vùng da ẩm ướt, nhiều bã nhờn và gây nên hiện tượng nhiễm trùng.
Vậy, nổi mề đay có được tắm không? Không những người bệnh nên tắm rửa thường xuyên mà cần chú trọng tới vấn đề vệ sinh cá nhân để giảm nhanh cảm giác ngứa, sưng phù và nóng rát.
Nên tắm thế nào khi bị nổi mề đay?
Mặc dù được các bác sĩ khuyến cáo nên tắm rửa thường xuyên khi bị nổi mề đay nhưng người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Nước ấm giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ khi bị mề đay
+ Nên tắm bằng nước ấm: Người bệnh nên tắm bằng nước ấm, không nên tắm nước quá nóng hoặc nước lạnh vì có thể gây kích ứng và khô da. Nước ấm có tác dụng là dịu làn da mẩn ngứa và đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh.
+ Không chà xát mạnh: Cần tắm nhẹ nhàng, không được chà xát mạnh hay gãi lên vùng da bị bệnh vì sẽ khiến làn da bị tổn thương, gây nhiễm trùng, để lại sẹo.
+ Không tắm bằng sữa tắm hoặc nước lá vì có thể gây kích ứng, nhiễm trùng da.
+ Không tắm quá lâu: Thời gian tắm chỉ nên kéo dài từ 5-10 phút, nếu tắm lâu sẽ khiến da bị khô, mất độ ẩm, tăng cảm giác ngứa ngáy và bong tróc da.
Tìm hiểu thêm: Bé bị nổi mề đay khắp người
Người bệnh nên làm gì kiêng gì khi bị nổi mề đay?
Ngoài thắc mắc nổi mề đay có được tắm không? Người bệnh nên làm gì, kiêng gì khi bị bệnh?
Những điều nên kiêng:
+ Hạn chế thực phẩm giàu đạm: Thực phẩm giàu đạm đồng nghĩa với việc khả năng gây dị ứng sẽ cao, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý nổi mề đay. Do đó, người bệnh nên kiêng: hải sản, thịt bò, thịt gà…
+ Kiêng thực phẩm kích thích, cay nóng: Để làm giảm triệu chứng của bệnh mề đay, mẩn ngứa người bệnh nên kiêng các thực phẩm gây kích thích như: bia, rượu, thuốc lá… và đồ ăn cay nóng vì chúng sẽ làm gia tăng khả năng gây kích ứng.
Đồ ăn cay nóng khiến bệnh mề đay thêm nặng
+ Không lạm dụng thuốc: Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ trên da có thể khiến người bệnh không chịu được nên đã tìm đến các loại thuốc uống hoặc kem bôi ngoài da. Việc sử dụng tràn lan các sản phẩm điều trị có thể khiến người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thuốc theo sự chỉ định kê đơn của bác sĩ.
Những điều nên làm:
+ Nên chú trọng vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để tránh gây cọ sát tới làn da.
+ Chú trọng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bài viết liên quan: Trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì? cho mau khỏi