https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 TRẺ BỊ BỆNH MỀ ĐAY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH CHỮA DỨT ĐIỂM MỀ ĐAY

TRẺ BỊ BỆNH MỀ ĐAY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH CHỮA DỨT ĐIỂM MỀ ĐAY

Mề đay thực sự là “nỗi ám ảnh tuổi thơ” khi bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể bị bệnh “rình rập” và “tấn công”. Vậy nếu tái phát liên tục ở trẻ thì bệnh mề đay có nguy hiểm không? Làm sao để chữa dứt điểm mề đay?

Mề đay là bệnh gì?

Nổi mề đay là tình trạng da các sẩn phù hoặc dát đỏ trên da, những nốt mẩn và ngứa nhiều, xảy ra ở một phần của cơ thể hoặc lan rộng ra các khu vực khác. Việc nổi mề đay không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong cả ngày dài, kể cả khi đi ngủ.

Bệnh xuất hiện ở trẻ với các triệu chứng điển hình như:

•    Nổi các ban đỏ hoặc trắng ở trên mặt, thân, chân, tay, lưng, ngực

•    Hình dạng các ban khác nhau

•    Ngứa ngáy râm ran tại nhiều vị trí trên cơ thể, người bệnh sẽ cào cấu lên vùng da mề đay. 

 Chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường sống cũng có thể khiến trẻ bị mề đay

Chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường sống cũng có thể khiến trẻ bị mề đay

Chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường bên ngoài hoặc dị ứng với các loại thực phẩm nạp vào cũng có thể khiến bệnh tái phát gây rất nhiều khó chịu cho trẻ.

Vậy biến chứng bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Nhiều cha mẹ thắc mắc bệnh mề đay có nguy hiểm không khi chỉ cần “trái gió trở trời” là con cứ bị mề đay mà vẫn không tìm ra cách chữa dứt điểm. 

Việc bệnh kéo dài và tái phát liên tục trong có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

•    Quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ dẫn đến suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể làm gián đoạn quá trình phát triển bình thường của trẻ.

•    Phù mạch cấp

•    Co thắt thanh quản, khó thở

•    Nhiễm trùng da, cào gãi nhiều có thể gây tổn thương sâu gây nhiễm trùng máu, đe dọa tới tính mạng trẻ.

•    Sốc phản vệ: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

 Mề đay nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Mề đay nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Như vậy, nổi mề đay có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ và chế độ chăm sóc của cha mẹ. Nổi mề đay ở trẻ em là bệnh ngoài da, không có khả năng lây nhiễm từ người sang người nên cha mẹ có thể yên tâm cho bé vui chơi, tiếp xúc với mọi người và tích cực điều trị.

Đọc thêm: Nguyên nhân trẻ bị dị ứng nổi mề đay khắp người cần lưu ý

Phương pháp giúp trẻ thoát khỏi “cơn ác mộng” mề đay

Điều trị mề đay đòi hỏi cha mẹ phải “chiến đấu” lâu dài, kiên trì phối hợp các phương pháp Đông - Tây y kết hợp thì con mới nhanh hết bệnh. 

Điều trị mề đay từ Tây y:

Đa số các trẻ đến khám tại các cơ sở y tế thường được bác sĩ kê dùng thuốc kháng Histamine H1 cho mề đay cấp tính nhằm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu, giúp người bệnh ngừng gãi và thoải mái hơn. 

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính có thể kê thêm Corticoid nhằm kháng viêm tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng Corticoid lại tiềm ẩn nhiều biến chứng, cha mẹ phải hết sức cân nhắc khi sử dụng cho con.

Thuốc trị mề đay cho trẻ em có ưu điểm là giảm triệu chứng nhanh, nhưng lại không thể trị dứt điểm nếu trẻ bị mề đay mãn tính, kéo dài, hay tái phát.

Ngoài ra, cơ thể trẻ em còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu hơn người lớn. Vì vậy, trước một số loại thuốc Tây, bé có nguy cơ gặp các tác dụng phụ cao hơn. Điển hình là hiện tượng tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, bỏ ăn, buồn nôn, bí tiểu… Thậm chí, ở một số bé, các triệu chứng nổi mề đay còn nặng hơn trước khi dùng thuốc.

 Sử dụng các loại thuốc kháng Histamine giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu do bệnh mề đay

Sử dụng các loại thuốc kháng Histamine giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu do bệnh mề đay

Khi sử dụng thuốc Tây để chữa mề đay, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ để tránh các phản ứng phụ không mong muốn.

Bài thuốc từ dân gian “đánh bại” mề đay

1. Lá khế chua

Khế là loại cây rất đỗi quen thuộc với người Việt và nổi tiếng với công dụng chữa mề đay mẩn ngứa rất tốt. Ngoài công dụng đánh tan các cơn ngứa ngáy, loại lá này còn có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Trong Đông y cổ truyền, lá khế có vị chát, tính lành, tích hợp trong việc điều trị ung nhọt do huyết nhiệt, lở loét, ngứa ngáy, sưng rát.

2. Rau sam

Trong rau sam có chứa nhiều khoáng chất và một số vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, vitamin B, vitamin C, Magie, Kali, Sắt, Kẽm, Acid béo, Omega 3,  chất chống oxy hóa như Flavonoid, Phytoestrogen, Acid xitric, Acid malic.

Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc, có chứa kháng sinh tự nhiên, tác dụng giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm. Do đó, loại rau này rất thích hợp trong việc chữa mẩn ngứa ngoài da, điển hình bệnh mề đay.

3. Lá chè xanh

Lá chè xanh - một trong những loại lá cây có nhiều công dụng nhất trong danh sách các vị thuốc thuốc nam. Sử dụng lá chè xanh để nấu nước tắm giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh mề đay, còn xóa bỏ các vết đốm đỏ khiến bạn mất tự tin về chúng, mang lại một làn da đều màu và chắc khỏe. Bên cạnh việc sử dụng để nấu nước tắm, ngâm hoặc rửa, người bệnh có thể sử dụng để uống thay nước lọc, giúp thanh nhiệt cơ thể, đào thải các độc tố ra bên ngoài.

Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, lá chè xanh còn là nguyên liệu giúp làm đẹp da, giảm cân, chống lão hóa da, trị mụn,… được khá nhiều chị em phụ nữ quan tâm.

4. Lá ổi

Theo nghiên cứu y dược hiện đại, chiết xuất từ lá ổi có tác dụng hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của Staphylococcus aureus. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về ra trong đó có bệnh vảy nến. Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn các loại lá để chữa bệnh mề đay, thì lá ổi là một gợi ý hoàn hảo.

Lá ổi còn có tinh dầu dễ bay hơi Eugenol, có tác dụng kháng khuẩn, cải thiện các cấu trúc về da, xoa dịu các cơn ngứa ngáy, sưng rát, tiêu các mụn nước. Người bệnh cần kiên trì sử dụng lá ổi để ra nước tắm mỗi ngày nếu mong muốn đạt được kết quả điều trị tốt.

 Các loại lá dân gian hiệu quả trong điều trị mề đay ở trẻ

Các loại lá dân gian hiệu quả trong điều trị mề đay ở trẻ

Hướng dẫn sử dụng các loại lá cây để nấu nước tắm chữa bệnh mề đay:

Cha mẹ có thể tham khảo công thức nấu nước dưới đây để áp dụng điều trị bệnh ngay tại nhà cho con:

  • Sử dụng một nắm lá nhặt bỏ những loại lá bị héo, ung, sâu đục rồi rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn gây hại.
  • Vớt lá để ráo nước.
  • Cho lá được rửa sạch vào nồi cùng với 3 – 4 lít nước, bắt lên bếp đun khoảng 5 phút là được.
  • Khi nước sôi, bạn có thể tắt bếp và sử dụng để tắm.
  • Sử dụng khi nước nguội dần tránh bị bỏng da, hoặc có thể pha cùng với một ít nước lạnh để dùng.
  • Dùng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vị trí bị mề đay mẩn ngứa kết hợp với việc massage cơ thể để đào thải các chất độc hại trong da.
  • Sử dụng một khăn bông thấm nước sạch để lau người cho khô.
  • Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần, các triệu chứng của mề đay sẽ đỡ dần và tiêu biến hẳn.

Thay thế hoàn hảo các loại lá tắm bằng Bột tắm Nhân Hưng

Không thể phủ nhận công dụng của các loại lá tắm thiên nhiên bởi phương pháp này rất lành tính và an toàn với trẻ em khi sử dụng trong thời gian dài. Song, nhược điểm lớn nhất khi tắm các loại lá này là mất công tiến hành, nếu không kiểm soát tốt khâu vệ sinh rất có khả năng nhiễm khuẩn thêm gây nguy hiểm cho bé.

 Bột tắm Nhân Hưng thay thế hoàn hảo các loại lá tắm cho bé

Bột tắm Nhân Hưng thay thế hoàn hảo các loại lá tắm cho bé

Vì vậy, giải pháp hoàn hảo thay thế cho các loại lá là sử dụng Bột tắm Nhân Hưng với chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, chứa các hoạt chất: Berberine, Hoàng liên, Chlorophyll, Tinh dầu Mùi, Natribicarbonate...giúp kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm viêm, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ. 

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46