Ngứa nổi mề đay về đêm là một biến thể của bệnh mề đay thông thường. Với trẻ em, tình trạng này gây ngứa ngáy bứt rứt “mất ăn mất ngủ”, ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của trẻ.
Ngứa nổi mề đay về đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Ngứa nổi mề đay về đêm là một thể bệnh của triệu chứng phổ biển của mề đay, thường khởi phát do phản ứng của mao mạch với da dẫn tới hiện tượng phù cấp ở trung bì, làm da nổi mẩn đỏ hoặc các mảng xung huyết và rất ngứa.
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị ngứa nổi mề đay về đêm
Chứng nổi mề đay về đêm được chia thành 2 cấp độ:
– Mề đay cấp tính: Có thời gian bùng phát và biến mất rất ngắn, kéo dài trong khoảng vài giờ đến dưới 6 tuần. Bệnh được hình thành chủ yếu do các tác nhân như thời tiết, dị ứng thức ăn, thuốc hoặc lông động vật,…
– Mề đay mạn tính: Thường có thời gian phát bệnh dài hơn 6 tuần và khó khắc phục, dễ tái phát. Ở thể lâm sàng, nổi mề đay vào ban đêm có nguy cơ gây ra một số biểu hiện kèm theo như là sốt li bì, sốt cao trên 40 độ, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn,… Chủ yếu bệnh tự phát và khó xác định nguyên nhân cụ thể nên làm cho việc điều trị cũng trở nên khó khăn.
Bị nổi mề đay vào ban đêm dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu do mất ngủ thường xuyên, dẫn đến cáu gắt, quấy khóc, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả bé lẫn phụ huynh.
Nếu mề đay trở nặng, kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục dẫn tới suy kiệt sức khỏe, bé sẽ chậm tăng trưởng do việc ăn ngủ kém trong thời gian dài.
Triệu chứng bị nổi mề đay vào buổi tối ở trẻ
Với mỗi người thì khả năng miễn dịch ở mỗi các thể cũng khác nhau, đặc biệt với trẻ em hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nổi mề đay. Để chắc chắn bé có bị nổi mề đay vào buổi tối không, cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu điển hình sau:
- Da bé nổi sần, phù nề
Những vết sần phù xuất hiện đầu tiên tại những vị trí nhỏ như cổ, tai, gáy sau đó lan ra toàn thân khi trẻ cào gãi. Những nốt sần có hình dạng và kích thước to nhỏ khác nhau.
Triệu chứng nổi mề đay buổi tối là da sần, phù, ngứa dữ dội
- Bé cào cấu, gãi ngứa dữ dội
Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý nổi mề đay buổi tối. Cơn ngứa thường bùng phát mạnh khi được kích thích, cào gãi. Ngoài ra, mề đay nổi về đêm còn kèm theo một số triệu chứng khác như rối loạn nhịp tim, đau bụng,…
Nguyên nhân nổi mề đay vào buổi tối
Một vài thí nghiệm đã chỉ ra rằng các tế bào langerhans, tế bào lympho T hoặc tế bào hình thành chất sừng là những tác nhân tham gia trực tiếp vào quá trình phản ứng miễn dịch và kích ứng trên da, đây là nguyên nhân gây tình trạng mề đay.
Thêm vào đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan đến tình trạng nổi mề đay buổi tối như là:
- Di truyền từ bố mẹ
- Trẻ cơ địa nhạy cảm hoặc do hệ miễn dịch kém
- Sử dụng thức ăn dễ kích ứng như hải sản, thức ăn nhanh, trứng, sữa, đậu nành…
- Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc corticoid...
- Trẻ mắc các bệnh lý như nóng gan, thận bài tiết không tốt.
- Do một số bệnh lý nhiễm trùng ẩn náu trong cơ thể như viêm đường hô hấp, lupus ban đỏ, u ác tính,…
- Thời tiết thay đổi thất thường, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Dị ứng với chất liệu quần áo, phấn hoa, lông thú, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh…
Nguyên nhân bị nổi mề đay vào buổi tối có thể do dị ứng với thực phẩm
Cách xử lý nổi mề đay vào buổi tối cho trẻ
Trẻ bị nổi mề đay vào buổi tối không chỉ khiến bé ngứa ngáy mà đối với cha mẹ, đây thực sự là quá trình mệt mỏi kéo dài bởi hàng đêm “trái gió trở trời” con bị bệnh “hành hạ”.
Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy do mề đay gây ra, cha mẹ áp dụng các cách chữa mề đay dưới đây:
Dùng thuốc Tây để kiểm soát ngứa
Các loại thuốc Tây y làm giảm triệu chứng mề đay nhanh chóng và giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc để cắt cơn ngứa ngáy do mề đay như là:
Thuốc kháng histamin H1 như: loratadin (Clarytin), acrivastin (Semplex), cetirizin (Zyrtec).
Nhóm thuốc có chứa corticoid dạng uống hoặc tiêm.
Thuốc bôi giảm ngứa.
Sử dụng thuốc kháng Histamine H1 có tác dụng giảm ngứa do mề đay
Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm và làm cho chứng mề đay tái phát nghiêm trọng hơn.
Giảm ngứa ngáy do mề đay từ dân gian
Một số phương pháp dân gian có thể được áp dụng để giảm bớt ngứa ngáy khi bị nổi mề đay vào ban đêm như:
Uống trà gừng mật ong: Giã nhỏ vài lát gừng cho vào cốc, đổ nước đun sôi vào, khuấy đều và cho thêm khoảng 2 thìa cà phê mật ong. Uống khi còn nóng sẽ giúp giảm ngứa và dễ ngủ hơn. (Phương pháp này chỉ áp dụng đối với trẻ trên 1 tuổi).
Giảm ngứa do mề đay nhờ uống trà gừng mật ong
Trà hoa cúc: Cho trẻ uống một cốc trà hoa cúc nóng cũng giúp làm giảm bớt cảm giác khó chịu và giấc ngủ ngon hơn.
Tắm lá sài đất, khế chua: Dùng một bó cây sài đất hoặc lá khế chua đun lấy nước rồi lau lên vùng da bị mề đay cho bé.
Những cách này giúp kiểm soát phần nào triệu chứng của bệnh nhưng không đem lại hiệu quả điều trị triệt để. Hơn nữa, nhược điểm lớn lớn nhất của phương pháp này là rất mất công tiến hành, trong khi trẻ bị nổi mề đay ban đêm đòi hỏi cách nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Bột tắm Nhân Hưng nguồn gốc thảo dược giúp kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm viêm khi bị mề đay
>> Có thể bạn quan tâm: