https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Những điều mẹ cần biết khi trẻ bị côn trùng cắn

Những điều mẹ cần biết khi trẻ bị côn trùng cắn

Bất cứ trẻ nhỏ nào cũng có thể bị côn trùng cắn, nhất là vào thời điểm mùa hè khi nhiệt độ nóng ẩm kèm mưa nhiều. Tuy nhiên, vì không phân biệt được trẻ bị muỗi, kiến hay côn trùng khác tấn công nên nhiều cha mẹ đã có cách xử lý sai lầm khiến trẻ phải lãnh chịu hậu quả khôn lường.

Mẹ ơi, vì sao con bị côn trùng cắn?

Chăm chút, giữ gìn con từng ly từng tí, không để con lại gần những khu vực rậm rạp, ẩm ướt… nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn hoảng hốt khi thấy trên người con chi chít những nốt sưng đỏ do muỗi, kiến, côn trùng cắn.

Vậy, lý do nào khiến trẻ dễ trở thành “mồi ngon” của côn trùng ngay cả khi cha mẹ đã “ủ” rất kỹ càng? Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu có thể đến từ 3 yếu tố sau:

- Thứ nhất do đặc điểm khí hậu nước ta vốn dĩ nóng ẩm, mưa nhiều nên đã trở thành nơi lý tưởng cho các loại côn trùng sinh sôi nảy nở.

Do đặc tính khí hậu, trẻ ham chơi nên bị côn trùng đốt

Do đặc tính khí hậu, trẻ ham chơi nên bị côn trùng đốt

- Thứ hai, đặc tính của trẻ là ham chơi, không để ý tới môi trường xung quanh nên dù có bị muỗi đốt, kiến cắn trẻ vẫn không hề hay biết, hoặc không biết cách tự vệ khi bị chúng tấn công.

- Thứ ba, do cha mẹ chăm sóc trẻ không hợp lý, để trẻ chơi trong khu vực vệ sinh không đảm bảo, nhiều ao tù nước đọng. Cho trẻ mặc quần áo cộc, hoặc ngay cả khi đã mắc quần áo kín mít nhưng tối màu cũng vẫn hấp dẫn côn trùng “ghé thăm”.

Vị trí bị côn trùng cắn

Bất cứ vị trí nào trên cơ thể trẻ cũng có thể bị côn trùng cắn, nhưng đa phần những vùng da không được quần áo che kín như: mặt, cổ, đầu, tay, chân… là những nơi hay bị nhất.

Thời điểm trẻ bị côn trùng cắn

Vào mùa mưa của mùa hè hay mùa nồm ẩm của mùa xuân chính là thời điểm thuận lợi để muỗi, kiến, côn trùng sinh sôi nảy nở, bởi vậy đây cũng là thời điểm trẻ dễ bị côn trùng tấn công.

Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn ngứa kiêng ăn gì

Điểm danh các loại côn trùng hay tấn công trẻ

Trong tự nhiên tồn tại rất nhiều loài côn trùng, có những loài lành tính, nhưng cũng có không ít loài mang theo nọc độc, tuy nhiên, không phải loài nào cũng tấn công trẻ. Hãy xem những loài côn trùng nào được mệnh danh là “kẻ thù” của da bé nhé.

Muỗi đốt gây sưng đỏ, ngứa

Muỗi đốt gây sưng đỏ, ngứa

Đọc thêm: Dấu hiệu xác định các loại côn trùng cắn trẻ

Muỗi

Với người lớn, muỗi đốt thường không phải là vấn đề đáng quan tâm, nhưng với trẻ nhỏ khi sức đề kháng còn non yếu, làn da nhạy cảm thì đây là vấn đề mà cha mẹ không nên xem nhẹ.

Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị muỗi đốt đó là: có vết sưng hồng đỏ, ngứa xuất hiện trong vòng 48h sau khi bị cắn.

Những trẻ bị dị ứng với muỗi đốt thể nặng thường có các biểu hiện như: ngứa lan rộng, da bị tổn thương, có vết bầm tím ở da, viêm hệ bạch huyết, phát ban da, thậm chí sốc phản vệ…

Kiến

Kiến ba khoang có chất độc mạnh gây tổn thương da bé

Kiến ba khoang có chất độc mạnh gây tổn thương da bé

Nếu trẻ bị kiến cắn, đây quả thực là vấn đề lớn mà cha mẹ không nên xem nhẹ.

Với kiến thường, trẻ sẽ bị dị ứng, sưng đỏ, đau nhức.

Với kiến ba khoang – một loài có chất độc mạnh có thể làm da bé bị tổn thương, nổi bọng nước, khi vỡ ra gây lây lan rộng, ngứa ngáy, khó chịu. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ không biết, thấy kiến cắn liền đập, chà kiến sẽ làm chất pedirine dính vào da, gây tổn thương rộng, nếu giây vào mắt có thể khiến trẻ bị mù.

Ong

Ong đốt gây sưng, nổi mề đay, ngứa diện rộng

Ong đốt gây sưng, nổi mề đay, ngứa diện rộng

Nhiều trường hợp trẻ bị ong đốt do vô tình, nhưng cũng không ít trường hợp là trẻ hiếu động, nghịch ngợm chọc tổ ong nên bị đốt. Dù là vô ý hay cố tình, cha mẹ cũng cần theo dõi kỹ lưỡng, nếu thấy vết chích có biểu hiện sưng đỏ, nổi mề đay, ngứa lan rộng toàn thân có thể trẻ đã bị dị ứng hoặc nhiễm độc, cần phải đưa tới trạm y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị.

Với trường hợp nặng hơn như trẻ đau nhức, khóc nhiều, nôn mửa, tức ngực, khó thở phải chuyển đến bệnh viện gần nhất để được sự giúp đỡ từ bác sỹ, phòng các nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Bài viết liên quan: Trẻ bị mụn nhọt bôi thuốc gì tốt nhất

Côn trùng khác: sâu róm, ruồi trâu, bọ chét…

Trẻ bị lông sâu róm tiếp xúc vào da sẽ tiết ra độc tố khiến trẻ đau nhức dữ dội. Đi kèm theo đó là triệu chứng nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa, nếu biến chứng có thể gây sưng hạch, co giật và tử vong.

Với ruồi trâu, chúng thường hút máu nên khiến vùng da bị cắn có thể sưng mủ, sốt, co giật, hôn mê.

Cách xử trí khi trẻ bị côn trùng cắn

Dựa vào triệu chứng của từng loại côn trùng cắn như đã nói ở trên cha mẹ có thể áp dụng các cách xử trí phù hợp và kịp thời.

Trẻ bị côn trùng đốt cần được xử lý kịp thời

Trẻ bị côn trùng đốt cần được xử lý kịp thời

- Với ruồi, muỗi, kiến: Trước tiên cần rửa kỹ vết đốt bằng xà phòng, sau đó có thể giảm nốt sẩn ngứa bằng cách lấy một cục đá chườm lên da khoảng 5 phút.

- Với bọ chét, chấy rận, ve chó, thường sống ký sinh ở trên lông các vật nuôi trong nhà nên khi cắn, chúng hút máu, chúng bám rất chắc vào da, do đó trước tiên cần bắt chúng kéo từ từ ra khỏi da để răng chúng không sót lại ở chỗ cắn, sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng.

- Với sâu róm cần nhanh chóng dùng găng tay hay que cây gạt sâu róm ra, dùng vắt cơm nguội lăn vào chỗ sâu tiếp xúc để lấy hết lông sâu ra, sau đó rửa sạch da bằng xà phòng, chườm đá giảm sưng - ngứa và giảm đau, tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da.

- Nếu bị ong mật đốt, lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra, vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra, sau đó rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm, bôi dung dịch sát trùng lên vết đốt mỗi ngày 2 lần, có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Trong trường hợp bị ong vò vẽ, rết, bò cạp đốt, nọc độc của chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó ngay sau khi xử trí bước đầu như: rửa các vết ong đốt bằng xà phòng hoặc chất kiềm nhẹ rồi chườm lạnh; sau đó chuyển nhanh trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Sai lầm trong điều trị côn trùng cắn khiến trẻ gặp hậu quả khôn lường

Sai lầm khi xử lý côn trùng đốt có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm

Sai lầm khi xử lý côn trùng đốt có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm

Không nhận thức rõ mức độ nguy hiểm khi trẻ bị côn trùng đốt, cộng thêm sự thiếu hiểu biết trong điều trị là nguyên nhân chính khiển trẻ gặp phải những hậu quả khôn lường. Nhẹ thì khiến trẻ sưng đỏ, đau nhức, nặng thì gây viêm hệ bạch huyết, phát ban da, sốc phản vệ… thậm chí dẫn tới tử vong.

Vì vậy, nếu mẹ đang điều trị cho trẻ theo những cách này, cần ngừng ngay lại trước khi quá muộn:

Đánh đồng giữa vết cắn và vết đốt

Nhiều cha mẹ không thể phân biệt nổi vết cắn và vết đốt nên đã đánh đồng chúng làm một, nhưng trên thực tế đây là hai biểu hiện khác nhau do những loài côn trùng khác nhau gây nên.

- Vết cắn: Thường được gây ra vởi những loài không có nọc độc như muỗi, bọ chét, chấy, rận, ghẻ, bọ ve… cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể con người, sau đó rút máu để tồn tại. Vết cắn khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu tại vùng da xung quanh. Một sẩn phù nhỏ và ngứa có thể phát triển trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn, tồn tại nhiều ngày rồi mờ dần đi. Ở trẻ có cơ địa dị ứng, các sẩn phù này tạo nên các sẩn cục ngứa kéo dài và gây ra sẹo thâm.

- Vết đốt: Thủ phạm thường là những loài có nọc độc như ong bắp cày, ong vàng, kiến lửa… tấn công bằng cách chích, truyền nọc độc vào cơ thể người thông qua ngòi. Vết đốt thường tấy đỏ, sưng, gây cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công và thường giảm dần sau vài giờ. Tuy nhiên, với một số người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng có thể gặp phản ứng nguy hiểm như chóng mặt, ngất xỉu.

Xem nhẹ vết ửng đỏ ở trẻ

Không ít cha mẹ coi việc trẻ bị côn trùng cắn là chuyện bình thường mà không biết chúng có thể gây nên nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao bởi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu.

Lạm dụng mật ong, nước chanh, dầu xanh....

Thay vì đưa trẻ tới bệnh viện hoặc sử dụng các sản phẩm đặc trị để khống chế, nhiều cha mẹ lại đặt niềm tin vào các phương pháp dân gian như dùng mật ong, nước chanh, dầu xanh… mà không biết chúng không hề có tác dụng diệt khuẩn, thậm chí có thể gây kích ứng, viêm tấy cho da trẻ.

Đâu là cách điều trị côn trùng cắn an toàn, hiệu quả mẹ nên áp dụng?

Ngay khi phát hiện trẻ bị côn trùng cắn, ngoài việc xử lý nhanh tại chỗ, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo cha mẹ nên sử dụng các sản phẩm gel bôi ngoài da chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp đem lại tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm sưng đỏ, ngăn ngừa sự hình thành vết thâm… Nổi bật trong dòng sản phẩm này phải kể tới Gel Oatrum Kids.

Dùng Oatrum Kids gel thoa lên vùng da bị côn trùng đốt của trẻ mỗi ngày 3 lần

Dùng Oatrum Kids gel thoa lên vùng da bị côn trùng đốt của trẻ mỗi ngày 3 lần

Oatrum Kids gel không chứa Corticoid, không hóa chất bảo quản, chất tạo mùi nên rất an toàn, dịu nhẹ cho da bé. Để sản phẩm phát huy hiệu quả tối ưu, mẹ sử dụng theo 3 bước sau:

Bước 1: Làm sạch vùng da bị côn trùng cắn bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô.

Bước 2: Dùng bông  tăm (hoặc tay sạch) chấm Oatrum Kids lên vết côn trùng cắn.

Bước 3: Sử dụng cho bé ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.

Khi đã áp dụng các biện pháp điều trị nhưng vết côn trùng cắn ở trẻ không ngừng lan rộng và sưng to, trẻ đau đớn quấy khóc kèm biểu hiện sốt, cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị.

Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn mẹ nên biết

Mách mẹ cách phòng tránh côn trùng cắn

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – nguyên tắc này chưa bao giờ sai. Vì vậy để phòng tránh côn trùng cắn, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên:

- Giữ cho môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng. Tránh tình trạng các ổ nước ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho ấu trùng, côn trùng sinh sôi.

- Với những nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm cần thường xuyên dọn dẹp, phun thuốc diệt côn trùng cạnh khu vực sống. Đồng thời nên hạn chế để trẻ chơi ở những khu vực này.

- Với những gia đình có nuôi chó mèo cần giữ sạch sẽ để hạn chế bọ chét từ vật nuôi gây hại cho trẻ trong nhà.

- Cần lắp lưới chống côn trùng ở cửa sổ và cửa ra vào, kiểm tra quần áo của trẻ trước khi mặc và giường chiếu trước khi cho trẻ năm.

- Trẻ chơi ở khu vực công cộng cần mặc quần áo dài tay, sáng màu để hạn chế côn trùng cắn.

Đọc thêm: Trị ngứa cho bé do côn trùng cắn

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46