Bé bị nổi mề đay khắp người, ngứa ngáy quấy khóc cả ngày khiến cha mẹ sốt sắng không yên. Nguy hiểm hơn khi nổi mề đay còn khiến trẻ bị phù mạch, sốc phản vệ nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.
Mẹ hoảng hốt khi con nổi mề đay khắp người
Thời tiết đột ngột trở lạnh, chị Hà mặc vội cho bé Cún chiếc áo khoác rồi đưa đi lớp, chị yên tâm vì ở lớp bé sẽ được ấm áp. Ai ngờ đâu, 1 tiếng sau cô giáo của bé Cún gọi điện cho chị báo Cún bị nổi mẩn ngứa khắp người, chưa rõ bị làm sao. Nghe xong điện thoại chị Hà hốt hoảng rời cơ quan đến trường con ngay, con ngứa ngáy khó chịu ôm rịt lấy mẹ khóc như mưa khiến chị Hà càng thêm rối.
Chị lập tức đưa con tới bệnh viện, bác sĩ thăm khám cho biết bé bị nổi mề đay khắp người do dị ứng thời tiết. Lúc này chị mới thở phào nhẹ nhõm, may mà con mới bị và được điều trị kịp thời chứ để lâu không biết điều gì sẽ xảy ra.
Bé bị nổi mề đay khắp người thường do thời tiết hoặc dị ứng thức ăn
Đọc thêm: Bệnh mề đay có lây không?
Chị Vân cũng được một phen “hú vía” khi bé Sunny đột nhiên nổi mẩn đỏ toàn thân, ngứa ngáy khó chịu vô cùng sau khi ăn cua biển mà chị đã cất công nấu cả ngày. Ban đầu chị thấy da con nổi những sẩn phù có màu hồng, sau hợp lại thành mảng và lan khắp toàn thân. Chị sợ tái mặt, chỉ lo con bị ngộ độc thức ăn nên vội vàng đưa bé vào viện.
May sao bác sĩ chỉ chẩn đoán bé Sunny bị dị ứng hải sản và dặn chị lần sau không được cho bé ăn đồ biển nữa.
Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải bệnh ngoài da mẩn ngứa nổi mề đay. Đây là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tốc khác nhau ở trung bì. Nguyên nhân dẫn tới bệnh thường là:
+ Do trẻ dị ứng với thức ăn
+ Dị ứng thời tiết
+ Do yếu tố di truyền
+ Trẻ bị côn trùng cắn
+ Do cơ địa trẻ quá nhạy cảm
Bé bị nổi mề đay khắp người nhẹ thì có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày, nặng sẽ dẫn tới phù mạch, khó thở, rối loạn tim mạch, sốc phản vệ… Do đó, cha mẹ tuyệt đối không nên coi nhẹ các biểu hiện của bệnh, thường xuyên quan sát để kịp thời xử lý với những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
Mẹ Việt “thoát” lo lắng vì áp dụng cách điều trị này
Bé bị mề đay khắp người vốn không phải là bệnh lý hiếm gặp, nhưng nếu không biết cách điều trị nhiều mẹ sẽ “nếm trái đắng” như chơi. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo khi trẻ nổi mề đay cha mẹ hãy áp dụng ngay những phương pháp chuẩn khoa học dưới đây:
Hãy để bé tránh xa hải sản khi bị dị ứng mề đay
Tránh yếu tố gây kích thích
Thời tiết (nóng, lạnh đột ngột), thực phẩm (hải sản, trứng, sữa, lạc…), thuốc kháng sinh… là những yếu tố gây kích thích khiến bé bị nổi mề đay khắp người. Vì vậy, cách tốt nhất hãy bảo vệ bé thật “kỹ” mẹ nhé.
Chăm sóc bé
+ Giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ, hãy tắm với nước ấm không quá nóng để da không bị khô, có thể dùng sữa tắm có tính sát khuẩn nhẹ hoặc bột tắm trẻ em từ thảo dược giúp đem lại khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa.
+ Cho trẻ uống nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C, hạn chế cho nhiều đường.
+ Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm lượng muối tránh gây phù nề cho da trẻ.
Sử dụng thuốc
Hãy thận trọng khi tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh
Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị dị ứng mẩn ngứa
Có nhiều cách trị mề đay cho bé, và phương pháp mà cha mẹ lựa chọn thường là dùng thuốc kháng histamine, tuy nhiên nếu tự ý cho bé uống mà chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý điều này.
Ngoài ra, thuốc steroid cũng có tác dụng giảm ngứa mề đay, nhưng giống như thuốc kháng histamine, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng nhé.
Lưu ý: Khi đã làm đủ cách mà bệnh mề đay ở trẻ không thuyên giảm và có dấu hiệu nặng hơn, hãy đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.