Ở trẻ nhỏ, biểu hiện của mề đay thường là các vết sần sùi, ửng đỏ và ngứa ngáy khiến nhiều người lo sợ bệnh mề đay có thể lây nhiễm. Vậy thực hư mề đay có lây không? Điều trị tại nhà thế nào để đạt hiệu quả cao?
Mề đay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mề đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.
Mề đay có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể trẻ.
Bệnh mề đay chia thành 2 thể, phân loại dựa vào thời gian phát bệnh:
- Mề đay cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột (từ vài tiếng đến dưới 6 tuần) xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Loại này chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân có yếu tố cơ địa và phổ biến ở trẻ em. Bệnh biểu hiện các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ.
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi chảy cả máu vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn.
Bệnh có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề não rất nguy hiểm.
Nếu xảy ra ở đường hô hấp gây khó thở, nghẹt thở có khi cần phải cấp cứu khẩn trương nếu không sẽ gây hậu quả rất xấu.
Mề đay có thể gây giãn mạch nhanh, tạm thời làm tụt huyết áp trong một thời gian ngắn gây hiện tượng khó chịu, choáng váng cũng rất cần cấp cứu kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Bé bị nổi mề đay khắp người thì phải điều trị thế nào?
Bệnh mề đay biểu hiện bằng các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ.
- Mề đay mạn tính: (Biểu hiện trên 6 tuần): thường gặp ở lứa tuổi trung niên và nữ mắc nhiều hơn nam
Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mề đay thành vòng, thành vạch, mề đay xuất huyết, mề đay mụn nước. Đặc biệt là dạng mề đay phù Quincke: sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục, hệ thống đường hô hấp như khí quản, phế quản, thanh quản (gây khàn tiếng trong một thời gian rất nhanh).
Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ, đôi khi phù Quincke gây tổn thương ở đường hô hấp, gây chít hẹp thanh, khí quản tạm thời rất nguy hiểm phải cấp cứu khẩn cấp, đặc biệt gặp ở bệnh nhân có bệnh hen suyễn mạn tính.
Tìm hiểu: Cách kiểm soát mề đay cấp tại nhà cho trẻ
Nguyên nhân hàng đầu gây ra mề đay ở trẻ
Trẻ em rất mẫn cảm với môi trường bên ngoài nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến bé bị mề đay. Cha mẹ có thể xác định một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cho con sau:
+ Do thời tiết: Thời điểm chuyển mùa, thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích ứng và dẫn đến nổi mề đay.
+ Do cơ địa: Nhiều bé bị dị ứng với khói bụi, phấn hoa, lông động vật… khiến da nổi mẩn đỏ. Nếu tình trạng dị ứng nặng, có thể gặp hiện tượng ngứa ngáy khắp người, khó thở.
+ Sức đề kháng kém: Cơ thể trẻ còn non nớt nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
+ Do thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau có thể gây tác dụng phụ, khiến cơ thể bé nổi mề đay mẩn ngứa.
Trẻ bị nổi mề đay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
+ Do thực phẩm: Trẻ em ăn một số thực phẩm như hải sản, cua, tôm, đậu phộng… có thể gặp phải tình trạng dị ứng, mề đay.
+ Nguyên nhân khác: Côn trùng đốt, giun sán, di truyền…
Ngoài ra những yếu tố trên, có đến 50% trường hợp bị mề đay không tìm ra nguyên nhân ngay cả trong trường hợp đã cách ly với các yếu tố có thể gây dị ứng, đây là nguyên nhân khiến nhiều phụ huynh thắc mắc bị mề đay có lây không.
Tìm hiểu thêm: Trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì?
Mề đay có lây không?
Nhiều cha mẹ thắc mắc nổi mề đay có lây không khi bản thân bị bệnh mà vẫn chăm con, hay bạn cùng lớp của cũng bị mẩn ngứa mề đay thì bệnh nổi mề đay có lây không? Có cần cách li con với những trẻ bị bệnh khác?
Theo các bác sĩ, mày đay không phải là bệnh truyền nhiễm. Nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần ở các bệnh nhân nhưng không thể lây từ người này sang người khác. Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong một môi trường có các yếu tố gây dị ứng,...
Mề đay là bệnh không lây nhiễm.
Như vậy, chúng ta đã có lời giải đáp cho thắc mắc bệnh mề đay có lây không. Bệnh chỉ có thể bùng phát khi trẻ bị các tác nhân bên ngoài tấn công cộng với hệ miễn dịch suy giảm, hoàn toàn không lây nhiễm.
Cách trị mề đay đơn giản tại nhà
-
Cách trị mề đay từ thảo dược Đông y:
Khi thấy da trẻ xuất hiện các nốt mề đay, phụ huynh có thể khắc phục bằng cách chườm lạnh, tắm bột yến mạch, thoa kem dưỡng ẩm giảm ngứa... Hoặc áp dụng một số bài thuốc dân gian từ thảo dược quen thuộc, giúp giảm ngứa, nổi mẩn đỏ hiệu quả.
+ Chữa nổi mề đay cho trẻ em bằng lá khế: Rửa sạch 1 nắm lá khế tươi và cho vào nồi nấu sôi cùng nước. Để nước nguội bớt và sử dụng để tắm cho bé. Thực hiện hàng ngày.
+ Chữa mề đay bằng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu rửa sạch, cho vào nồi cùng nước đun sôi 5 phút. Dùng nước lá để xông cho bé.
+ Trị mề đay mẩn ngứa bằng kinh giới: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới tươi, cho vào chảo sao nóng lên. Để lá vào 1 tấm khăn mỏng và chườm lên vùng da bị ngứa.
+ Chữa nổi mề đay bằng gừng: Cắt gừng thành lát mỏng, cho vào nồi cùng nước và đường đun sôi nhỏ lửa. Uống ngày 2 lần.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược khác để trị mề đay cho trẻ như nha đam, rau má, sài đất…
Các bài thuốc dân gian có trong vườn nhà giúp chữa mề đay hiệu quả.
-
Trị nổi mề đay ở trẻ bằng thuốc tây y
Căn cứ vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của từng bé mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Để giảm triệu chứng mề đay, trẻ chủ yếu được chỉ định dùng thuốc kháng Histamin với trường hợp cấp tính, nếu bệnh nặng sẽ được kê thêm thuốc Corticoid. Cụ thể:
+ Thuốc kháng Histamin dạng uống hoặc bôi: Cetirizine, Loratidine, Cholorpheniramine, Fexofenadine… Có tác dụng ngăn chặn hoạt chất Histamin gây kích ứng.
+ Thuốc Corticoid: Prednisone, Dexamethason… được sử dụng trong thời gian ngắn do hoạt lực mạnh.
+ Thuốc bôi ngoài da: Menthol 1%, Clamine, Hydrocortisone, Dermovate Cream…
Một số trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tiêm cho bé: Methylprednisolon, Dimedrol…
Sử dụng thuốc Tây trị mề đay cho trẻ hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây y chữa mề đay cho trẻ, cha mẹ cần được sự tư vấn chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bác sĩ da liễu. Thuốc Tây y nếu sử dụng liều lượng không phù hợp có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé. Thuốc kháng Histamine có thể khiến trẻ bị táo bón, buồn ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận…
-
Cách khắc phục các triệu chứng mề đay nhờ bột tắm thảo dược
Chữa bệnh mề đay cho trẻ chủ yếu là điều trị triệu chứng, hạn chế tối đa sự khó chịu do bệnh gây ra. Vì vậy ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị từ bác sĩ, cha mẹ có thể kết hợp vệ sinh da cho con bằng bột tắm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên nhằm kháng khuẩn, giảm ngứa, từ đó đẩy nhanh quá trình điều trị.
Bột tắm Nhân Hưng thay thế hoàn hảo các loại lá tắm cho bé.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với thành phần chính là Berberine - Hoạt chất lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam trong điều trị các bệnh da liễu, được chiết xuất từ cây Vàng đằng, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần Chlorophyll, Hoàng liên, Tinh dầu mùi, Natribicarbonate có trong Bột tắm Nhân Hưng còn giúp giảm ngứa, hạn chế các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do mề đay gây ra.
Đặc biệt, Bột tắm Nhân Hưng an toàn với trẻ nhỏ ngay cả khi nuốt phải, mùi hương có trong bột tắm còn giúp bé thư thái, thoải mái, từ đó giảm bớt khó chịu ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra.
Tham khảo: