Lác sữa là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là loại bệnh về cơ địa, rất dễ tái phát và khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. Chính vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp phòng và điều trị sớm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Lác sữa là gì?
Lác sữa hay còn gọi là chàm sữa. Đây là căn bệnh ngoài da xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng đến 24 tháng tuổi. Bệnh không lây lan nhưng đây là bệnh mãn tính rất dễ tái phát và khó chữa khỏi dứt điểm.
Lác sữa là một căn bệnh ngoài da
Nguyên nhân gây nên bệnh lác sữa
Lác sữa ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây nên. Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến như:
+ Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dị ứng.
+ Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh. Gia đình có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc mề đay, dị ứng thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị chàm sữa cao.
+ Do nguồn thức ăn của mẹ: Trẻ sơ sinh nguồn thức ăn chủ yếu là từ sữa mẹ. Trường hợp mẹ ăn nhiều hải sản, đồ tanh và nhiều chất đạm tiết ra nguồn sữa. Nếu bé không thích ứng được thì nguy cơ bị dị ứng là rất cao.
+ Ngoài ra, các tác nhân bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông động vật cũng là những tác nhân gây kích ứng da dẫn đến tình trạng chàm sữa, lác sữa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lác sữa ở trẻ
Dấu hiệu điển hình của bệnh lác sữa
Trẻ bị lác sữa sẽ có dấu hiệu điển hình ban đầu là da thô ráp, xuất hiện các vảy nhỏ li ti trên da. Da của bé rất khô, bị kéo căng và phá hủy.
Các vị trí như mặt, da các khu vực nếp gấp như cổ, khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân sẽ bị khô và thường xuyên mẩn đỏ. Lác sữa có thể lan ra nhiều vị trí trên cơ thể.
Các vị trí lác sữa khiến bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, trằn trọc, quấy khóc và bú kém. Cảm giác ngứa khiến trẻ thường xuyên muốn gãi rất dễ dẫn đến trầy xước da và có nguy cơ cao gây nên nhiễm trùng.
Cách chữa và phòng bệnh lác sữa
-
Chữa bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh
Bệnh lác sữa do nhiều nguyên nhân gây nên. Ngoài yếu tố cơ địa và di truyền thì cha mẹ có thể áp dụng điều trị bằng cách khắc phục các yếu tố bên ngoài tác động đến trẻ.
+ Xây dựng chế độ ăn khoa học: Để mang đến kết quả cao trong điều trị lác sữa, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tránh sử dụng các thực phẩm dễ bị dị ứng, lên men cho bé như: Trứng, đậu phộng, đồ biển, cà chua, …
Bên cạnh đó, cần duy trì cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, chỉ nên bổ sung thức ăn khi trẻ trên 6 tháng tuổi.
Phòng và điều trị lác sữa đúng cách nhằm ngăn bệnh tiến triển
>> Tìm hiểu thêm: Bé bị chàm sữa phải làm sao cho nhanh hết?
+ Dùng thuốc để điều trị: Khi trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh lác sữa, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám để xác định nguyên nhân, chẩn đoán tình trạng bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời.
Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định kê đơn thuốc sử dụng cho trẻ. Cha mẹ cần lưu ý tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc có chứa thành phần corticoid để bôi cho trẻ, không nên áp dụng các bài thuốc dân gian để tránh bệnh diễn biến phức tạp hơn.
-
Chăm sóc trẻ bị lác sữa đúng cách
Trường hợp trẻ bị lác sữa thì cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc trẻ như:
+ Không nên tắm quá lâu cho trẻ bằng sữa tắm hay xà phòng nhằm tránh gây kích ứng da của trẻ. Tốt nhất, cha mẹ nên dùng nước ấm tắm cho trẻ để tránh tình trạng da khô, ngứa hoặc bị nhiễm khuẩn.
+ Vệ sinh thân thể, cắt móng tay thường xuyên cho trẻ. Chú ý không để trẻ gãi lên các vùng mẩn ngứa khiến da trầy xước dẫn đến nhiễm khuẩn.
+ Lau khô người bé trước khi mặc quần áo. Mặc quần áo mềm, tránh gây kích ứng và tổn thương cho da.
+ Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, tránh các dị vật như lông chó, lông mèo gây dị ứng và tổn thương làn da của bé.
+ Mẹ cần chú ý đến việc ăn uống, hạn chế các thực phẩm gây dị ứng cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ.
Hi vọng, những chia sẻ về bệnh chàm sữa, lác sữa ở trẻ sơ sinh trên đây sẽ mang lại những kiến thức bổ ích giúp cha mẹ biết cách phòng và điều trị, chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Chữa chàm sữa bằng dầu dừa cho trẻ ,mẹ đã thử chưa?
- Giải đáp thắc mắc: Chàm sữa có để lại sẹo không?