Bệnh rôm sảy ở trẻ là bệnh lý về da rất thường gặp, chỉ cần nhìn qua hình ảnh, cha mẹ cũng có thể chuẩn đoán được chính xác trẻ đang mắc rôm sảy loại nào, có nguy hiểm không. Dưới đây là những hình ảnh bé bị rôm sảy phổ biến nhất được chúng tôi tổng hợp lại.
Rôm sảy còn gọi là gai nhiệt, là những nốt ban đỏ li ti được hình thành do tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn nên ứ đọng trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây ra rôm sảy và khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu.
Rôm sảy được chia thành 4 loại đó là: rôm sảy dạng tinh thể, rôm sảy đỏ hay rôm sảy gai, rôm sảy mủ và rôm sảy sâu.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị rôm sảy “tấn công” nhiều nhất, bởi thân nhiệt trẻ thường cao hơn người lớn nên tiết ra nhiều mồ hôi hơn nhất là khi thời tiết oi ả, nóng bức. Việc các ống bài tiết mồ hôi của trẻ chưa hoàn chỉnh cũng khiến mồ hôi dễ bị ứ đọng và mọc nhiều rôm sảy hơn. Thêm nữa, làn da của trẻ cũng mỏng manh và nhạy cảm hơn 5 lần da người lớn nên cũng dễ bị rôm sảy “ghé thăm” hơn.
Rôm sảy có thể mọc ở rất nhiều vị trí trên cơ thể trẻ, có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc thành mảng, có thể xuất hiện ở da đầu, mặt, cổ, vai, lưng, chân tay, các nếp gấp như bẹn, kẽ háng, nách và thậm chí là chi chít toàn thân trẻ. Khi bị rôm sảy trẻ thường ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu nên thường xuyên đưa tay lên gãi, chà sát khiến vùng da bị rôm xây xước, mồ hôi chảy vào bỏng xót khiến trẻ quấy khóc liên tục.
Việc không được chữa trị hoặc vệ sinh kịp thời khi trẻ bị rôm sảy sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt để trẻ gãi nhiều còn khiến da bị lở loét, mưng mủ tạo điều kiện cho tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn xâm nhập gây mụn nhọt, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Để trị rôm sảy cho trẻ, nhiều mẹ tìm đến kem bôi ngoài ra để làm xoa, dịu bớt vết ngứa, đỏ trên cơ thể trẻ. Kem bôi trị rôm sảy khá tiện dụng nhưng có thể chứa corticoid gây teo da, rạn da, rậm lông và suy tuyến thượng thận ở trẻ nếu sử dụng dài ngày. Đặc biệt các loại kem này được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới một tuổi.
Ngoài thuốc, kem bôi ngoài da, mẹ có thể tắm cho trẻ bằng lá tắm từ thiên nhiên - đây là những bài thuốc dân gian được lưu truyền từ ngàn đời trong trị rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ rất an toàn, lành tính và tiết kiệm.
Các loại lá tắm dân gian là “khắc tinh” của rôm sảy bao gồm: lá chè xanh, lá khế, lá dâu tằm, lá tía tô, lá kinh giới, mướp đắng… Cách làm rất đơn giản, các mẹ chỉ cần rửa sạch các loại lá này, xay hoặc giã nát, lọc lấy nước cốt và pha thêm nước ấm tắm 1-2 lần/ngày cho trẻ. Hiệu quả trị rôm sảy sẽ được cải thiện rõ rệt khi mẹ tắm cho bé bằng những loại lá tắm này.
Tuy nhiên mẹ cần chú ý, chỉ nên sử dụng các loại lá tắm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã khử được hoàn toàn sâu bọ, bụi bẩn, thuốc trừ sâu. Bởi việc để những tác nhân trên bám trên lá, quả và tắm cho trẻ sẽ gây kích ứng da, khiến tình trạng rôm sảy ở trẻ trầm trọng, lan rộng và kéo dài hơn.
Mẹ cũng có thể tắm cho trẻ bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng – được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên lại có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, sạch da nên sản phẩm mang lại hiệu quả nhanh chóng trong trị rôm sảy ở trẻ đồng thời lại tuyệt đối an toàn cho mọi loại da dù là nhạy cảm nhất.
Để phòng tránh rôm sảy ở trẻ tái phát cha mẹ cần giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế cho trẻ vận động vui chơi ở nơi có chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Trong thực đơn hàng ngày, mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ thêm nhiều món ăn thanh nhiệt, tốt cho sức khỏe để ngừa rôm sảy.