Hiện tượng trẻ bị mẩn ngứa không còn quá xa lạ với những ông bố bà mẹ có con nhỏ. Khi trẻ bị mẩn ngứa, nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở trẻ em – Chuyện thường ở huyện
Mẩn ngứa ở trẻ có thể xảy ra khi trẻ 1-2 tháng tuổi với những biểu hiện như xuất hiện vết ửng đỏ ở các vùng da nhạy cảm hoặc vùng da có nhiều nếp gấp như mặt, cổ, mông, bẹn sau đó là những nốt mẩn đỏ li ti hoặc nốt to, sần, tấy đỏ gây ngứa ngáy, rát khiến trẻ liên tục đưa tay chà, gãi, cào cấu ảnh hưởng đến giấc ngủ, bữa ăn và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mẩn ngứa gây nhiều phiền toái cho trẻ
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị mẩn đỏ. Đó có thể là do yếu tố di truyền, dị ứng thực phẩm, dị ứng tã bỉm, dị ứng thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, lông thú nuôi… Hoặc khi mắc các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, chàm sữa, rôm sảy, nổi mề đay cũng có thể khiến trẻ phải chịu trận với những cơn mẩn ngứa đáng ghét.
Mẩn ngứa khi mới xuất hiện sẽ chỉ là từng mảng, từng vùng trên da nhưng sau có thể lan ra khắp cơ thể trẻ và nếu không được vệ sinh đúng cách, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sâu vào các lớp dưới da gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn huyết và tử vong ở trẻ. Đặc biệt nếu cứ để mẩn ngứa “tung hoành” hoặc để trẻ cào cấu, trà xát, gãi lên vùng da bị mẩn ngứa sẽ càng khiến bệnh trầm trọng, kéo dài và khó chữa hơn.
Xem thêm: Điểm danh những loại cây trị mẩn ngứa ở trẻ nhỏ
Không được chủ quan khi trẻ bị mẩn ngứa
Cách chăm sóc và phòng ngừa hiện tượng mẩn ngứa ở trẻ em
Để việc điều trị mẩn ngứa ở trẻ mang lại kết quả khả thi, giúp trẻ vui tươi, khỏe mạnh trải nghiệm những thời khắc tuyệt đẹp của thời thơ ấu, cha mẹ cần lưu ý cách chăm sóc trẻ như sau:
- Luôn giữ da trẻ được sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ mặc quần áo chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Cách li hoặc hạn chế trẻ ra khỏi những tác nhân gây dị ứng như: lông thú nuôi, thảm trải sàn, áo len, áo bông, bụi bẩn, hóa chất hoặc phấn hoa. Dù chó mèo rất đáng yêu và thường được trẻ yêu thích nhưng cần cho trẻ tránh xa các vật nuôi này.
- Không tắm, vệ sinh cho trẻ bằng sữa tắm có chất tạo bọt, chất tẩy rửa, chất tạo mùi vì có thể gây kích ứng da ở trẻ.
Tạm ngưng sữa tắm khi trẻ đang bị mẩn ngứa
- Chỉ nên tắm cho trẻ các loại lá tắm dân gian có chứa kháng sinh tự nhiên, có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm đã được rửa sạch và nấu kỹ như lá chè xanh, lá khế, lá trầu không, mướp đắng…
- Mẹ cũng có thể tắm hàng ngày cho trẻ bằng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên chiết xuất từ các thành phần tinh chất Hoàng Liên, Berberine, tinh dầu Mùi… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da trẻ. Một trong những sản phẩm như thế chính là Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.
- Khi da trẻ xuất hiện tình trạng khô, tróc vẩy có thể bổ sung thêm kem dưỡng ẩm để làm mềm da, giúp tái tạo và phục hồi làn da nhanh hơn.
- Hạn chế dung nạp các thực phẩm dễ gây dị ứng trong các bữa ăn của trẻ. Nếu trẻ còn bú mẹ thì thực đơn hàng ngày của mẹ cần loại bỏ các món ăn từ hải sản, đậu phộng, thịt bò… Thay vào đó mẹ nên tăng cường ăn hoặc cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất để tăng khả năng đề kháng ở trẻ.
Chỉ cần thực hiện đúng các khuyến cáo ở trên, hiện tượng mẩn ngứa ở trẻ nhỏ sẽ không có cửa để tái diễn và hoành hành.
Tìm hiểu thêm: Bé bị mẩn ngứa ở mặt là bệnh gì?