Giải mã thắc mắc bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?

Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không? Các chuyên gia cho biết nếu không điều trị kịp thời và đúng cách người bệnh sẽ mắc phải hậu quả nặng nề như: chứng phù mạch, suy nhược cơ thể, thậm chí sốc phản vệ dẫn tới tử vong.

Sốc với biến chứng nặng nề của bệnh nổi mề đay

Bệnh nổi mề đay không ngoại trừ một ai, từ trẻ nhỏ cho tới người lớn. Bệnh xuất hiện khi cơ thể bị các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh tác động tới gây nên phản ứng viêm của da, da giải phóng histamine bằng cách gây ngứa ngáy.

Nguyên nhân gây bệnh được lý giải là do cơ thể dị ứng với thức ăn, thuốc, hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, hay đơn giản là do di truyền từ những người ruột thịt trong gia đình.

Trẻ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm khi bị nổi mề đay

Trẻ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm khi bị nổi mề đay

Bệnh mề đay có nguy hiểm không? Nếu điều trị đúng cách và kịp thời bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày, với những trường hợp nặng hơn có thể kéo dài tới vài tuần, thậm chí gây nên biến chứng vô cùng nặng nề:

Suy nhược cơ thể

Rất nhiều người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng, hệ thần kinh ảnh hưởng gây nên stress và căng thẳng do ngứa ngáy, thiếu ngủ, mệt mỏi, chán ăn trong thời gian dài. Với trẻ nhỏ điều này càng dễ xảy ra do sức đề kháng của trẻ còn non nớt, do đó trẻ có thể bị còi cọc, kém phát triển khi nổi mề đay kéo dài.

Chứng phù mạch

Hiện tượng này có thể kéo dài trong khoảng 1-3 ngày, đó là khi mao mạch bị phù do tích tụ dịch bên trong cơ thể khiến huyết quản và các mạch máu dưới da sưng phù. Người bệnh sẽ có cảm giác khó thở và bỏng rát vô cùng nguy hiểm.

Nếu xuất hiện tình trạng này, người thân cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Sốc phản vệ

Biến chứng nặng nề nhất khi bị mề đay chính là sốc phản vệ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim và phổi. Lúc này, người bệnh sẽ có hiện tượng tím tái, ngạt thở, ống phế quản bị tắc nghẽn dẫn tới suy hô hấp.

Phương pháp điều trị an toàn, ngăn ngừa biến chứng

Những biến chứng đáng sợ đã phần nào giải đáp bệnh mề đay có nguy hiểm không, đồng thời cũng là lời cảnh báo tới cha mẹ hãy bảo vệ con yêu ngay khi vừa chớm bệnh như vậy mới có thể ngăn ngừa những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.

Theo đó, hãy điều trị bệnh mề đay theo những phương pháp sau:

Phương pháp dân gian

Trị mề đay bằng phương pháp dân gian

Trị mề đay bằng phương pháp dân gian

Lá khế, gừng, kinh giới… là những vị thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh mề đay rất hiệu quả. Những vị thuốc này được mệnh danh là kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Trước khi sử dụng cần rửa sạch các loại lá, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn để tránh gây nhiễm trùng, kích ứng da trẻ.

Tham khảo: Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế

Kem bôi ngoài da

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại kem bôi ngoài da chữa mề đay, không ít sản phẩm có chứa thành phần hóa học, hoạt chất corticoid, nếu lạm dụng sẽ gây biến chứng không mong muốn cho trẻ. Do vậy, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ càng trước khi lựa chọn.

Thuốc kháng sinh

Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc bé

+ Vệ sinh da trẻ sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại tấn công.

+ Không để trẻ ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: hải sản, sữa, trứng, lạc…

+ Hạn chế để trẻ gãi ngứa gây trầy xước da, nhiễm trùng, lây lan.

+ Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột

Xem thêm: 

Trẻ mẩn ngứa khắp người sau khi sốt

Bé bị nổi mề đay phải làm sao

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status