Chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay cho trẻ như thế nào?

Thời tiết thay đổi đột ngột cũng có thể là nguyên nhân gây ra những bất thường trong cơ thể và gây dị ứng thời tiết nổi mề đay ở trẻ. Cha mẹ cần sớm nắm bắt những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sớm để đưa ra cách chữa trị kịp thời cho con.

Dị ứng thời tiết nổi mề đay là gì?

Dị ứng thời tiết nổi mề đay là bệnh ngoài da có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm tác động với môi trường bên ngoài, thời tiết thay đổi đột ngột gây ra bất thường trong cơ thể. Phản ứng lại với điều này, cơ thể đã giải phóng ra hàng loạt các chất trung gian Histamine tập trung ở vùng dưới da xuất hiện các nốt mề đay mẩn ngứa.

 Trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay

Trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay

Nguyên nhân dị ứng thời tiết nổi mề đay

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng nguyên nhân gây dị ứng thời tiết nổi mề đay thông thường là do các rối loạn trong cơ thể khi thời tiết thay đổi. Điển hình một số trường hợp như sau.

Không khí nóng bức: Thời tiết nắng nóng khiến cho cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường, thêm vào đó, bề mặt da luôn ẩm ướt tạo điều kiện để vi khuẩn dễ xâm nhập gây dị ứng mẩn ngứa.

 Thời tiết chuyển sang nóng hoặc lạnh, hanh khô rất dễ gây nổi mề đay cho trẻ

Thời tiết chuyển sang nóng hoặc lạnh, hanh khô rất dễ gây nổi mề đay cho trẻ

Không khí lạnh: Khi đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh, khô thường khiến da khô hơn, sự mất nước tế bào trên tổ chức da ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khiến da phản kháng lại dẫn đến các nốt mẩn ngứa, sưng đỏ do dị ứng.

Thời tiết khô hanh, nhiều gió: Gió là tác nhân thổi các loại bụi bẩn, khói bụi, phấn hoa,… vào trong không khí và tiếp xúc với da gây dị ứng.

Thời tiết ẩm ướt: Các loại vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng phát triển trong không khí ẩm ướt gây ô nhiễm và dị ứng da xảy đến với nhiều người.

Đọc thêm: Bệnh mề đay có lây không?

Biến chứng nguy hiểm do nổi mề đay ở trẻ

Mặc dù chỉ là căn bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng thường gặp của bệnh mề đay về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Chứng phù mạch

Theo số lượng thống kê gần đây, có khoảng 50% số người bệnh mạn tính và 25% người bệnh mề đay cấp tính có dấu hiệu phù mạch, thường tập trung ở mí mắt, môi, thậm chí là trong lưỡi miệng.

Nếu cơ thể tích tụ dịch quá nhiều do phù mạch gây ra sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe. Hiện tượng này xuất hiện đột ngột, nghiêm trọng hơn so với chứng phát ban thông thường và thường sẽ kéo dài khoảng 24h, thậm chí 2 – 3 ngày.

Chứng phù mạch có những biểu hiện sau:

- Khu vực bị phù đau, bỏng rát.

- Phía trong họng sưng khiến không khí không lưu thông như bình thường dẫn đến khó thở, tức ngực.

- Nếu bị phù mạch ở mí mắt sẽ dẫn đến sưng kết mạc, làm giảm tầm nhìn.

 Biến chứng dị ứng thời tiết nổi mề đay là phù mạch, sốc phản vệ, nhiễm trùng…

Biến chứng dị ứng thời tiết nổi mề đay là phù mạch, sốc phản vệ, nhiễm trùng…

Sốc phản hệ

Sốc phản hệ là biến chứng nghiêm trọng của mề đay có liên quan trực tiếp đến tim và phổi. Theo các bác sĩ, sốc phản hệ là cơ chế phản ứng của cơ thể, khiến ống phế quản bị hẹp, gây khó khăn cho việc hít thở, khiến huyết áp tụt đột ngột gây chóng mặt, ngất, thậm chí là tử vong. Do đó, khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu sốc phản hệ nào cần phải sơ cứu ngay nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Suy nhược cơ thể

Những trẻ bị mề đay mạn tính thường xuyên bị ngứa liên tục khiến họ ăn không ngon không ngủ yên. Việc thiếu ngủ, mất ngủ, biếng ăn kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sức đề kháng yếu đi. Trầm trọng hơn, trẻ còn có thể tăng nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với các trẻ không bị mắc bệnh.

Nhiễm trùng

Khi bị mề đay, thường sẽ kèm theo các triệu chứng mẩn ngứa, càng gãi càng ngứa khiến vùng da bị tổn thương. Trong tình trạng vết thương hở trên da, cộng thêm yếu tố sức đề kháng giảm, thiếu ngủ dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhập, gây nhiễm trùng.

Bệnh tuyến giáp

Trẻ em bị mề đay mạn tính là đối tượng rất dễ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn và suy tuyến giáp. Nghiên cứu Israel cho thấy, bệnh mề đay có mối liên kết với các bệnh tự miễn, đặc biệt là tuyến giáp với kháng thể antithyroid.

Nếu không được điều trị kịp thời, dị ứng thời tiết nổi mề đay có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm.

Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay cho trẻ

Dị ứng thời tiết là “cứng đầu” dễ tái phát và rất khó dứt điểm. Vì vậy cha mẹ nếu muốn điều trị thành công dị ứng thời tiết nổi mề đay thì phải sử dụng đúng phương pháp và kiên trì theo đuổi liệu trình:

Thuốc tây

Đối với trẻ em, cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc Tây ức chế cơn ngứa theo dạng bôi để hạn chế tác dụng phụ lên chức năng găn thận của trẻ. Các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây theo liều lượng nhất định trong điều trị dị ứng thời tiết.

Thuốc kháng histamin (H1) gồm có: Loratadin, cetirizine,…

Thuốc Corticosteroid: Để giảm các triệu chứng dị ứng kéo dài hoặc khi tình trạng mề đay cấp tính xảy ra.

 Sử dụng thuốc kháng Histamine giúp giảm ngứa do mề đay

Sử dụng thuốc kháng Histamine giúp giảm ngứa do mề đay

Lưu ý: Việc điều trị dị ứng thời tiết nổi mề đay cho trẻ bằng thuốc Tây cần phải tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Bài thuốc nam

Những bài thuốc nam có tác dụng hạn chế triệu chứng của dị ứng thời tiết nổi mề đay khá hiệu quả và an toàn, cha mẹ có thể tham khảo các bài thuốc sau:

Khoai tây: Củ khoai tây có tính mát và khá lành nên có thể sử dụng để trị dị ứng khi giao mùa. Áp dụng bằng cách làm sạch khoai tây cắt thành từng lát để đắp lên vùng da bị ngứa rát khoảng 15 phút. Mỗi ngày có thể đắp 2 lần, những vết mẩn ngứa sẽ giảm sưng đỏ đáng kể.

Củ tỏi: Trong tỏi có lượng quercetin vừa phải giúp chống các histamine tự nhiên, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bệnh nhân có thể ăn tỏi sống hoặc làm thành nước ép tỏi hòa cùng mật ong uống ngày 3 lần.

Đu đủ ngâm giấm: Thành phần dinh dưỡng của quả đu đủ chứa nhiều vitamin A và C giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, điều trị bệnh dị ứng thời tiết rất hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng quả đu đủ chưa chín cắt thành từng miếng nhỏ cho thêm vài lát gừng và giấm gạo để đun sôi nhỏ lửa. Sử dụng để ăn ngày 2 lần giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Lá kinh giới: Kinh giới là loại lá có tính mát giúp thanh nhiệt, giảm ngứa do dị ứng thời tiết rất tốt. Cách làm đơn giản chỉ cần lấy phần ngọn lá kinh giới đem sao nóng rồi gói vào khăn mỏng dùng chà xát nhẹ nhàng lên vị trí ngứa. Thực hiện lặp lại nhiều lần trong ngày để cải thiện mẩn ngứa, mề đay. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể đun sôi lá kinh giới để xông hơi giúp giảm bớt các vết mề đay trên da.

 Bài thuốc nam chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay hiệu quả

Bài thuốc nam chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay hiệu quả

Sử dụng hoạt chất Berberine trong điều trị mề đay ở trẻ

Bột tắm Nhân Hưng là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam ứng dụng hoạt chất Berberine có công dụng giảm ngứa, kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả trong trường hợp dị ứng thời tiết nổi mề đay ở trẻ.

 Bột tắm Nhân Hưng thay thế Thuốc Tây và lá tắm truyền thống để hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả.

Bột tắm Nhân Hưng thay thế Thuốc Tây và lá tắm truyền thống để hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả.

Ngoài ra, các thành phần như Hoàng Liên, Chlorophyll, Natri bicarbonate, Tinh dầu mùi… có trong Bột tắm Nhân Hưng còn giúp giảm nhanh các biểu hiện ngứa ngáy do mề đay, giảm nhanh nốt sưng viêm do gãi, đem lại tác dụng làm dịu da nhanh chóng. Mỗi ngày dùng Bột tắm Nhân Hưng vệ sinh da giúp hạn chế mề đay tái phát ở trẻ.

TÌm hiểu thêm: Bé nổi mẩn ngứa khi thay đổi thời tiết

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status