Nếu cha mẹ tự ý điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể sẽ không đem lại kết quả như mong muốn, ngược lại còn khiến bệnh thêm nặng. Vì vậy, những kiến thức theo lời khuyên của chuyên gia sẽ vô cùng hữu ích, góp phần không nhỏ tới hiệu quả điều trị.
Hiểu rõ về bệnh chàm sữa
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh kéo dài và thường xuyên tái phát là do cha mẹ chưa thực sự hiểu rõ về bệnh nên đã áp dụng sai cách điều trị.
Áp dụng nhiều cách nhưng chàm sữa ở bé Nhím vẫn không hề thuyên giảm
Hai tuần nay chị Lan (Hồ Tây) vật lộn điều trị chàm sữa cho bé Nhím, dù đã dùng đủ mọi cách nhưng các triệu chứng của bệnh vẫn không hề thuyên giảm, chị vô cùng lo lắng không hiểu lý do vì sao. Khi hỏi ra mới biết, hóa ra chị không hề biết nguyên nhân khiến con bị chàm sữa là do đâu, chị chỉ quan tâm tới những triệu chứng xuất hiện bên ngoài da con như: nổi mụn đỏ, da khô ráp, bé hay ngứa ngáy… mà không biết cách bảo vệ con khỏi các tác nhân gây dị ứng như: nhiệt độ môi trường, bụi bẩn, các hóa chất từ xà phòng, nước xả vải, lông động vật chó, mèo… Đặc biệt, trong quá trình Nhím mắc bệnh, chị vẫn ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng: đồ biển, trứng, sữa, thịt bò… nên bệnh chàm sữa của bé Nhím mới kéo dài như vậy.
Không chỉ chị Lan mà có tới 86% các mẹ bỉm tỏ ra mù mờ về bệnh chàm sữa ở trẻ em, không hiểu rõ nguyên nhân, những điều cần kiêng kỵ… nên dù đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm.
Chuyên gia khuyên mẹ nên điều trị chàm sữa bằng cách nào?
Chuyên gia cho biết, một khi cha mẹ đã hiểu rõ bệnh lý chàm sữa ở trẻ, việc điều trị sẽ không khó khăn và tốn nhiều thời gian. Bên cạnh đó, cách điều trị cũng vô cùng quan trọng, không phải cứ dùng thuốc tây y hay kem trị chàm sữa là bé sẽ hết bệnh. Muốn chàm sữa biến mất, nhất thiết phải áp dụng cùng lúc nhiều cách điều trị, cụ thể.
Vệ sinh vùng chàm hàng ngày cho bé
1.Chú ý vệ sinh thân thể bé
Bé ngứa ngáy, nổi mụn đỏ cũng vì da bé đã bị vi khuẩn gây hại tấn công, vì vậy bé cần được vệ sinh vùng chàm hàng ngày bằng các sản phẩm làm sạch da chuyên dụng. Sữa tắm, xà phòng chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt và có tính sát khuẩn cao là những sản phẩm mà cha mẹ không nên sử dụng, thay vào đó nên lựa chọn những loại dịu nhẹ, chiết xuất từ thảo dược tự nhiên phù hợp với làn da bị chàm của bé. Thời gian tắm cho bé cũng cần được rút ngắn lại, không tắm nước quá nóng khiến da bé bị khô nẻ, bong tróc.
2. Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên
Bên cạnh các loại kem bôi, thuốc uống chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh theo đơn của bác sĩ, cha mẹ đừng bỏ qua “bảo bối” kem dưỡng ẩm. Sản phẩm giúp da bé được cung cấp đầy đủ độ ẩm, từ đó hạn chế tình trạng da khô nẻ, bong tróc, nổi mụn đỏ.
3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Mẹ cần kiêng ngay những thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao như: đồ biển, trứng, sữa, thịt bò… Thay vào hãy ăn các loại thịt trắng ít béo cùng nhiều trái cây và rau xanh.
Hãy bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường xung quanh
4. Để bé tránh xa các yếu tố dị ứng
Ngoài thực phẩm, các dị nguyên đường hô hấp cũng là “thủ phạm” khiến trẻ bị chàm sữa. Do đó, hãy bảo vệ con khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường xung quanh như: nhiệt độ, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất tẩy rửa có trong xà phòng, nước xả vải…
5. Hãy đưa trẻ tới bác sĩ khi cần thiết
Khi nào nên đưa trẻ tới bác sĩ? Khi cha mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng bệnh chàm sữa ở trẻ vẫn không thuyên giảm và kéo dài nhiều ngày. Khi vùng da bị chàm của bé có dấu hiệu rỉ nước, bội nhiễm…
Tìm hiểu thêm: