Điều trị mề đay là quá trình “chiến đấu” lâu dài vì bệnh rất dễ tái phát và trở thành mạn tính, vì vậy điều cha mẹ mong muốn là tìm được cách điều trị tại nhà hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn. Câu hỏi đặt ra là khi trẻ bị nổi mề đay phải làm sao? Điều trị tại nhà thế nào?
Mề đay là bệnh gì? Vì sao hay bị nổi mề đay?
Bệnh mề đay ở trẻ em là hiện tượng mao mạch trên da bị tổn thương bởi các tác nhân gây kích ứng, dẫn đến phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì.
Bệnh xuất hiện với những triệu chứng điển hình như:
- Da xuất hiện ban đỏ hoặc trắng ở trên mặt, cổ, rồi lan xuống toàn thân.
- Những nốt ban ngứa ngáy, sưng phù với kích thước to nhỏ khác nhau, có màu hồng nhạt.
Những triệu chứng này nếu kéo dài từ vài tiếng đến dưới 6 tuần là biểu hiện của bệnh mề đay cấp, nếu kéo dài trên 6 tuần là mề đay mạn tính.
Dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ là xuất hiện nhiều nốt sưng đỏ, sần phù, ngứa ngáy
Nguyên nhân vì sao nổi mề đay ở trẻ nhỏ chủ yếu do nhiễm vi khuẩn, virus, dị ứng với một số dị nguyên từ môi trường (lông động vật, phấn hoa, hóa chất…), dị ứng thời tiết lạnh, thức ăn, bệnh viêm mạch, lupus ban đỏ, hoặc do yếu tố cơ địa.
Từ những nguyên nhân này có thể lý giải được trẻ em tại sao bị nổi mề đay nhiều hơn người lớn.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa mề đay bằng lá khế
Khi trẻ bị nổi mề đay làm sao hết?
Đối với phụ huynh, nguyên nhân vì sao bị nổi mề đay ở trẻ không quan trọng bằng việc giải đáp thắc mắc làm sao để hết nổi mề đay cho con khi hàng ngày chứng kiến bệnh “hành hạ”. Đây thực sự là nỗi trăn trở của các bậc phụ huynh có con bị mề đay.
Để trả lời câu hỏi: bị nổi mề đay làm sao hết cha mẹ nên thực hiện những lời khuyên dưới đây để mang lại kết quả điều trị tối ưu khi chữa bệnh cho con:
- Thứ nhất: Không nên tự ý dùng thuốc tây vì sẽ bị nhờn thuốc và làm suy giảm chức năng gan thận tích độc tố nhiều trong cơ thể khiến bệnh dị ứng càng tái phát mạnh. Nếu bắt buộc phải dùng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hiệu quả và bảo vệ được dạ dày, gan, thận.
Không tự ý dùng thuốc Tây chữa mề đay cho trẻ.
- Thứ hai: Khi mề đay nổi lên hạn chế gãi mạnh tay tránh gây tổn thương trên da vì nếu gãi nhiều gây nên thẹo thâm xấu trên da, thậm trí còn gây nhiễm trùng huyết.
- Thứ ba: Nếu bị dị ứng do trời lạnh thì nên chú ý mặc kín khi đi ra ngoài và chọn ăn đồ có tính nhiệt, nếu bị dị ứng do trời nóng thì cần mặc thoáng, hạ nhiệt độ, ăn nhiều đồ ăn có tính mát. Tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng và các tác nhân gây dị ứng khác.
- Thứ tư: Nếu bị mề đay dị ứng dạng cấp tính gây sưng phù mắt, môi, mặt nặng hơn có thể có triệu chứng đau đầu, nặng ngực khó thở tụt huyết áp thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
- Thứ năm: Uống nhiều nước, ăn sạch ăn nhiều rau xanh và trái cây, tập thể dục đều đặn ít nhất mỗi ngày 30 phút hoặc 3 tuần một lần để thải độc cho cơ thể tốt nhất.
Tích cực bổ sung rau xanh và trái cây khi trẻ bị nổi mề đay
Tham khảo: Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay
Bị mề đay phải làm sao để chữa trị tại nhà?
Điều phụ huynh quan tâm nhất khi con mắc bệnh là bị mề đay phải làm sao để chữa trị tại nhà an toàn mà hiệu quả vẫn cao.
Vậy, cha mẹ cần làm gì khi bị nổi mề đay? Cha mẹ có thể chữa mề đay tại nhà bằng các loại lá rất dễ kiếm như lá hẹ, tiá tô, khế chua, kinh giới, trầu không. Các loại lá này có thể đun nước để tắm; giã nát để sát vào chỗ bị ngứa nổi hoặc sao nóng rồi chườm lên vùng da bị nổi dị ứng.
Phương pháp chữa mề đay cho trẻ bằng lá khế.
Vào buổi sáng sớm khi thức dậy uống một li nước mật ong ấm cho thêm ít chanh để tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với trẻ trên 1 tuổi.
Cách chữa này đơn giản và khá lành tính an toàn, tuy nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và áp dụng cho những người bị bệnh nhẹ.
Vậy khi bị nổi mề đay thường xuyên bị làm sao?
Nếu bệnh tái phát thường xuyên thì có thể bé đã bị mề đay mạn tính, lúc này cần phác đồ điều trị lâu dài và đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì theo đuổi mới có hy vọng chữa dứt điểm cho con.
Bị mề đay nên làm gì để con nhanh khỏi bệnh?
Có nhiều phương pháp để chữa mề đay cho con, phổ biến nhất là sử dụng thuốc Tây hoặc các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên.
Một số loại thuốc Tây bôi ngoài chứa các thành phần giúp giảm ngứa nhanh, bớt sưng đỏ, sần phù thường được bác sĩ kê đơn:
• Thuốc kháng histamine:
– Các loại thuốc thông dụng: Desloratadine (Clarinex), Fexofenadine (Allegra), Cetirizine (Zyrtec), Loratadine (Claritin).
Tác dụng: kìm hãm sự tác động của histamine gây ra tình trạng dị ứng cho cơ thể và làm giảm nổi mẩn, mề đay.
Sử dụng thuốc bôi kháng Histamine giúp giảm ngứa, sưng viêm nhanh chóng
• Thuốc Corticoid dạng bôi
– Thuốc dạng bôi gồm: Hydrocortison, Flucinar, Triamcinolone, Enoti,…
Tác dụng: Thuốc bôi ngoài da thường dùng cho trường hợp bị nổi mề đay mức độ nhẹ.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây chữa mề đay cho trẻ cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ bác sĩ đưa ra để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng bột pha nước tắm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên tác dụng giảm ngứa, chống viêm và an toàn.
Bột tắm Nhân Hưng chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên: Berberine có trong cây vàng đằng, Chlorophyll, Natribicarbonate, Tinh dầu Mùi… có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, được Hội đồng chuyên gia đầu ngành khuyên dùng khi bị bệnh ngoài da.
Bác sỹ cao cấp Nguyễn Văn Lộc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TW khuyên dùng Bột tắm Nhân Hưng trị bệnh ngoài da cho trẻ.
Giờ đây, cha mẹ mẹ không cần lo lắng cần làm gì khi nổi mề đay ở con nữa khi có sẵn Bột tắm Nhân Hưng trong tủ thuốc nhà mình, dùng để tắm rửa cho bé hàng ngày giúp phòng và hỗ trợ điều trị mề đay cho con hiệu quả và an toàn.