Khi trẻ bị mề đay, nhiều cha mẹ thường không cho con tiếp xúc với nước, kiêng ăn hải sản, tránh ra gió… Vậy thực hư trẻ bị nổi mề đay có kiêng gió không? Cùng tìm hiểu bài viết này.
Nguyên nhân nào xuất hiện mề đay?
Việc nắm rõ và phát hiện sớm nguyên nhân gây nổi mề đay từ đầu sẽ khiến quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn. Bệnh mề đay xuất hiện ở trẻ có thể vì các nguyên nhân sau:
1. Nguyên nhân nổi mề đay thông thường
Phần lớn là do dị ứng, xảy ra khi cơ thể phản ứng với một chất có hại. Một số tác nhân dễ gây dị ứng nhất là:
- Thực phẩm: Theo một vài nghiên cứu, những thực phẩm giàu protein (đạm) là dễ gây dị ứng hơn cả, điển hình là hải sản có vỏ, trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây hay một số loại quả như dâu tây, kiwi …
Vì vậy những bé có cơ địa mẫn cảm hoặc có tiền sử bị các bệnh dị ứng mẩn ngứa thì không nên ăn những loại thực phẩm này.
Có rất nhiều nguyên nhân nổi mề đay thông thường ở trẻ
- Dị ứng thuốc: Việc trẻ dùng các loại thuốc uống, tiêm, bôi để điều trị các bệnh khác cũng có thể gây dị ứng mề đay.
Một số loại thuốc dễ dị ứng điển hình là nhóm beta lactam (đặc biệt là penicillin và sulfa) sau đó là nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol. Các thuốc chống viêm không steroid như aspirin, decolgen…; các loại vắc xin, huyết thanh…, các vitamin (vitamin B1, B12, PP, C); thuốc ức chế men chuyển (điều trị cao huyết áp, suy tim)
Thậm chí, thuốc chống dị ứng như glucocorticoid, prednisolon, dexamethason hay kháng histamin tổng hợp như claritin, theralen… cũng có thể tác động làm mề đay xuất hiện mề đay.
- Côn trùng đốt: Da trẻ em rất “hấp dẫn” đối với côn trùng như muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ…, nọc độc của chúng khi cắn có thể gây ra cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ, kèm ngứa trong một thời gian ngắn.
Đặc biệt với những trẻ có cơ địa mẫn cảm thì chỉ cần lượng nhỏ nọc độc cũng có thể gây ra các phản ứng phù nề, khó thở, ngứa phát ban mề đay rất nguy hiểm.
- Do tác nhân đường hô hấp: Mề đay xuất hiện khi bé hít phải các chất gây dị ứng như rơm rạ, phần hoa, bụi bặm, lông động vật, khói thuốc hoặc men mốc…
- Do nhiễm trùng: Mề đay xuất hiện do nhiễm virus như viêm gan siêu vi B, C, nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục, nhiễm kí sinh trùng đường ruột (như giun sán, giun kim…) hay nhiễm nấm Candida ở da, nội tạng.
2. Dị ứng mề đay do tác nhân vật lý
Mề đay do tác nhân vật lý được xác định bởi các yếu tố như thay đổi thời tiết, ra mồ hôi, nước và ánh sáng…
Mề đay vật lý có xu hướng kéo dài gồm nhiều loại, bao gồm: da vẽ nổi, mề đay lạnh, mề đay cholinergic… tái phát nhiều lần dẫn đến giai đoạn mãn tính.
3. Mề đay do tiếp xúc với các chất hữu cơ và hóa học
Các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội… chứa nhiều chất tạo bọt cũng khiến da bé dễ kích ứng nổi mề đay.
Các chất tạo màu thực phẩm hay các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây mề đay.
4. Các bệnh dễ nổi mề đay
Nếu bé mắc một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp, viêm mạch, bệnh nội tiết như tiểu đường, cường giáp, viêm khớp dạng thấp hay bệnh thận mạn tính thì mề đay, mẩn ngứa xuất hiện là điều không tránh khỏi.
5. Do di truyền
Khoảng 5 -7% trẻ em bị di truyền bệnh mề đay từ bố mẹ, việc điều trị mề đay cho đối tượng này rất khó dứt điểm vì phụ thuộc vào cơ địa.
6. Nổi mề đay vô căn
Ngoài những nguyên nhân trên, mề đay tự phát (mề đay vô căn) xảy ra mà không xác định rõ nguyên nhân nên rất khó để điều trị dứt điểm.
Đọc thêm: Bị nổi mề đay vào buổi tối
Khi bị bệnh phải kiêng gì? Mề đay có kiêng gió không?
Việc kiêng cữ khi bị nổi mề đay là điều cần thiết để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Một số điều “kiêng cữ” khi con bị mề đay như sau:
- Kiêng gãi vì có thể làm cơn ngứa tăng lên rất nhiều lần, làm tổn thương bề mặt da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Gãi có thể tăng nguy cơ tổn thương da do mề đay
- Kiêng sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội chứa chất tạo bọt vì có thể làm mất cân bằng độ pH da, tăng tình trạng nổi mẩn ngứa.
- Kiêng cho trẻ sử dụng các loại gia vị cay nóng, thức ăn nhiều đạm như hải sản, thịt bò...vì dễ bùng phát bệnh.
- Kiêng cho trẻ tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong nước quá lâu. Điều này có thể khiến da bị khô và làm bùng phát tình trạng mề đay.
Đọc thêm: Bệnh mề đay có lây không?
Vậy mề đay có kiêng gió không?
Một trong những nguyên nhân chính gây ra mề đay là do nhiễm nước lạnh, vậy ngoài tránh tiếp xúc với nước, mề đay có kiêng gió không?
Theo Đông y, nhiễm gió kết hợp với cơ địa quá mẫn cảm cũng là yếu tố bùng phát mề đay, biểu hiện của nổi mề đay do gió là trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy trong một vài phút hoặc một vài giờ. Do đó, trong trường hợp người bệnh mẫn cảm với thời tiết thì cần tránh gió lạnh, kiêng tắm nước lạnh và giữ ấm cơ thể để hạn chế tình trạng nổi mề đay.
Bị mề đay kiêng gió nhưng không nhất thiết phải che chắn quá kỹ
Tuy nhiên không phải vì thế mà che chắn quá kỹ cho con hoặc không cho con đi ra ngoài. Việc làm này có thể khiến da con bí bách, khó chịu, sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy cha mẹ cũng không cần kiêng gió hoàn toàn, chỉ cần tránh những nơi có phấn hoa, lông động vật và những vùng không khí ô nhiễm.
Tóm lại, khi bị mề đay chỉ cần kiêng gió nếu cơ địa trẻ bị dị ứng thời tiết. Việc kiêng cữ quá mức có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến da bị nổi mẩn và ngứa nghiêm trọng hơn.
Cách làm giảm khó chịu do mề đay tại nhà
Mề đay là bệnh dai dẳng, dễ tái phát, rất khó điều trị dứt điểm, cha mẹ có thể làm giảm khó chịu cho con bằng những cách sau:
- Chườm lạnh lên vùng da nổi mề đay
- Chườm lạnh lên vùng da bị nổi mề đay giúp làm mát da và bớt khó chịu. Bạn có thể dùng khăn bọc ít đá lạnh sau đó chườm lên vùng da bị mề đay trong 10 phút, thực hiện lặp lại vài lần trong ngày.
Chườm lạnh giúp giảm cảm giác khó chịu do mề đay gây ra
- Giữ cho cơ thể luôn mát mẻ
- Nhiệt độ cao có thể khiến cơn ngứa nghiêm trọng hơn. Cách trị nổi mề đay tại nhà này khá đơn giản, bạn chỉ cần giữ nhiệt độ phòng mát mẻ, thoải mái và mặc đồ thoáng mát để tránh nóng bức.
- Tránh dùng sản phẩm gây kích ứng da
Một số loại xà bông tắm có thể khiến da khô và làm bạn bị ngứa hơn khi bị mề đay. Tốt nhất là bạn nên sử dụng xà bông không chứa chất tạo mùi hương và các loại hóa chất. Hãy chọn loại sản phẩm dịu nhẹ và được sản xuất dành riêng cho da nhạy cảm, bạn sẽ giảm nguy cơ bị nổi mề đay.
- Dùng nước cây phỉ bôi lên da
Bạn có thể áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà với nước cây phỉ. Nhờ vào các chất tannin tự nhiên tìm thấy trong nước cây phỉ, loại thảo dược này có thể giúp bạn cải thiện tình trạng. Để sử dụng nước cây phỉ, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
+ Cho 5 – 10g vỏ cây phỉ vào cốc nước
+ Nghiền nát vỏ cây trong cốc
+ Cho hỗn hợp vào một chiếc nồi
+ Đun sôi và để nguội
+ Lọc hỗn hợp, để nguội rồi bôi lên da
Bôi nước cây phỉ lên vùng da bị mề đay giúp giảm ngứa ngáy khó chịu
Bạn có thể bôi nước cây phỉ lên vùng da bị mề đay vài lần mỗi ngày. Sau khi bôi, bạn giữ hỗn hợp trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
Tuy nhiên khi sử dụng cho bé cần đảm bảo da bé không có bất kì kích ứng dị ứng với thành phần loại cây này, mẹ nên thử trên dùng da mỏng của bé trước.
Cách trị nổi mề đay tại nhà với nghệ
Bột nghệ có công dụng giảm viêm và làm lành vết thương. Bạn có thể bôi bột nghệ lên vùng da mề đay để cải thiện triệu chứng.
Làm dịu da với bột tắm thảo dược Nhân Hưng
Hiện nay, việc sử dụng bột tắm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên để thay thế các loại nước lá tắm hoặc thuốc bôi đang là xu hướng phổ biến được nhiều cha mẹ ưu tiên sử dụng.
Bột tắm Nhân Hưng là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng hoạt chất Berberine trong việc phòng và điều trị các bệnh lý ngoài da ở trẻ, trong đó có mề đay.
Bột tắm Nhân Hưng nguồn gốc thảo dược giúp làm dịu các vết mề đay hiệu quả
Bột tắm Nhân Hưng còn có các thành phần như Hoàng liên, Chlorophyll, Tinh dầu mùi… chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu các vết nổi mề đay, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.
Sản phẩm cực kỳ an toàn đối với làn da trẻ, không gây độc hại kể cả khi bé vô tình uống phải.
Tìm hiểu thêm: