https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bệnh mề đay có lây không?

Bệnh mề đay có lây không?

Mề đay là bệnh lý ngoài da nên khi mắc phải rất nhiều người thắc mắc bệnh mề đay có lây không? Có phải cách ly với những người xung quanh và kiêng kị gì không? Để tìm câu trả lời người bệnh hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

Mề đay có phải bệnh truyền nhiễm?

Bệnh mề đay là một phản ứng viêm dưới da do sự tác động của chất trung gian hóa học là histamine. Đây là bệnh lý ngoài da vô cùng phổ biến và có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, tuy nhiên để xác định được nguyên nhân gây bệnh không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi người bệnh phải thực hiện nhiều thủ tục xét nghiệm.

Bệnh mề đay có lây không? Các chuyên gia cho biết, hiện nay chưa có tài liệu nào chỉ ra rằng mề đay là bệnh truyền nhiễm. Bởi nguyên nhân gây bệnh phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người, vào môi trường sống xung quanh và thói quen sinh hoạt.

Bệnh mề đay không lây từ người này sang người khác

Bệnh mề đay không lây từ người này sang người khác

Xem thêm: Bài thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chứng minh đây là bệnh lý có tính chất di truyền, tức là cha mẹ bị dị ứng thì con sinh ra khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường. 

Do đó, người bệnh hoàn toàn yên tâm bởi mề đay không gây lây nhiễm từ người này sang người khác.

Dấu hiệu điển hình của bệnh

Để nhận biết bản thân có mắc phải bệnh mề đay hay không, đồng thời sớm tìm ra phương pháp điều trị, người bệnh hãy dựa vào những dấu hiệu điển hình sau:

+ Ban đầu trên da sẽ xuất hiện tình trạng phát ban, bề mặt da nổi những đốm nhỏ màu trắng hoặc đỏ với đường kính từ vài mm đến vài cm. Sau vài phút hoặc vài giờ vùng da phát ban sẽ thay đổi thành hình tròn hoặc hình bản đồi, lan rộng sang những vùng da khác.

Da nổi mẩn đỏ là triệu chứng ban đầu của bệnh mề đay

Da nổi mẩn đỏ là triệu chứng ban đầu của bệnh mề đay

+ Xuất hiện hiện tượng phù mạch: Hiện tượng này xảy ra do tình trạng nổi ban đột ngột, gây nên sưng to ở những vị trí như: môi, mí mắt, niêm mạc kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, sốt nổi mề đay. Nếu phù nề xuất hiện ở lưỡi hoặc thanh quản sẽ gây nên suy hô hấp rất nguy hiểm.

Ngoài những dấu hiệu trên, một số người còn xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn mửa, vùng da nổi mề đay xuất hiện mụn nước, khi vỡ ra gây đau rát. Nếu không được vệ sinh và điều trị đúng cách sẽ gây nhiễm trùng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh mề đay

Mặc dù câu hỏi bệnh mề đay có lây không đã được giải đáp khiến người bệnh yên tâm, tuy nhiên việc điều trị và phòng ngừa đúng cách vẫn luôn là tiêu chí cần đặt lên hàng đầu.

Để việc điều trị đem lại hiệu quả, người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Ngoài ra, hạn chế gãi ngứa tối đa sẽ giúp vùng da không bị tổn thương.

Giữ cơ thể luôn ấm áp để phòng ngừa bệnh mề đay

Giữ cơ thể luôn ấm áp để phòng ngừa bệnh mề đay

Về việc dùng thuốc hãy hỏi qua ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh kháng histamine. Nếu sử dụng kem bôi ngoài da hãy đọc kỹ thành phần tránh những sản phẩm có chứa thành phần hóa học, corticoid với khả năng gây kích ứng cao. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian.

Trong trường hợp bệnh không hết sau vài ngày và có dấu hiệu nặng hơn hãy tới bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

Muốn phòng ngừa bệnh mề đay, cần giữ cho cơ thể luôn ấm áp, tránh bị lạnh. Cẩn thận khi ăn các thức ăn lạ, tiếp xúc môi trường mới, duy trì chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Đọc thêm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46